PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUONG 2 HOA 10- DE 2.docx

1 TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Môn : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh………………………………………. Số báo danh: ……………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. [KNTT - SGK] Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo ba nguyên tắc, nguyên tắc nào sau đây là đúng ? A. Nguyên tử khối tăng dần. B. Cùng số lớp electron xếp cùng một cột. C. Điện tích hạt nhân tăng dần. D. Cùng số electron hóa trị xếp cùng hàng. Câu 2. [CTST - SBT] Chu kì là A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần. B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron được xếp theo chiều số khối tăng dần. C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần. D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số neutron tăng dần. Câu 3. [KNTT – SBT] Cho các nguyên tố sau: Li, Na, K, Ca. Nguyên tử của nguyên tố có bán kính bé nhất là A. Li. B. Na. C. K. D. Cs. Câu 4. [KNTT – SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử có bán kính nhỏ nhất có Z = 1. B. Kim loại yếu nhất trong nhóm IA có Z = 3. C. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất có Z = 9. D. Phi kim mạnh nhất trong nhóm VA có Z = 7. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng? Trong bảng hệ thống tuần hoàn, các nguyên tố: A. được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân. B. có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng. C. có cùng số electron ở lớp vỏ ngoài cùng được xếp thành một cột. D. được chia thành 8 nhóm, mỗi nhóm gồm 8 - 18 nguyên tố. Câu 6. Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng. B. cấu hình electron giống nhau. C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. D. cấu hình electron lớp vỏ giống nhau. Câu 7. Số chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. 8. B. 18. C. 7. D. 16. Câu 8. Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là A. 3 và 3. B. 4 và 3. C. 3 và 4. D. 4 và 4. Mã đề thi 217
2 Câu 9. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biển đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm. B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm. C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm. D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm. Câu 10. [CD - SBT] Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần? A. S 2- < Cl - < K + < Ca 2+ . B. K + < Ca 2+ < S 2- < Cl - . C. Cl - < S 2- < Ca 2+ < K + . D. Ca 2+ < K + < Cl - < S 2- . Câu 11. [CD - SBT] Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần? A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb. B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb. C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F. D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb. Câu 12. [KNTT - SBT] Cho các nguyên tố sau: 11 Na, 13 Al và 17 Cl. Các giá trị bán kính nguyên tử (pm) tương ứng trong trường hợp nào sau đây là đúng? A. Na (157); Al (125); Cl (99). B. Na (99); Al (125); Cl (157). C. Na (157); Al (99); Cl (125). D. Na (125); Al (157); Cl (99). Câu 13.Cho biết nguyên tố A ở ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của A là: A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 5 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 7 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 D. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 Câu 14. Nguyên tử X có cấu hình e 1s 2 2s 2 2p 5 thì ion tạo ra từ X có khả năng tồn tại độc lập sẽ có cấu hình electron nào sau đây: A. 1s 2 2s 2 2p 4 B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 C. 1s 2 2s 2 2p 6 D. 1s 2 2s 2 Câu 15. Nguyên tố Y có Z=27. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là : A. Chu kì 4, nhóm VIIB B. Chu kì 4, nhóm IIB C. Chu kì 4, nhóm VIIIB D. Chu kì 4, nhóm IIA Câu 16: Cho các nguyên tố sau: Na (Z=11), Mg (Z=12), K (Z=19). Tính kim loại của chúng tăng dần theo thứ tự sau: A. Mg<Na<K B. Na<K<Mg C. K >Na>Mg D. K<Na<Mg Câu 17: Theo qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì: A. Phi kim mạnh nhất là Iodine; B. Kim loại mạnh nhất là lithium C. Phi kim mạnh nhất là fluorine; D. Kim loại yếu nhất là caesium Câu 18: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là: A. N, P, O, F. B. P, N, F, O. C. N, P, F, O. D. P, N, O, F. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. [KNTT - SGK] Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể cho ta biết những thông tin a. Số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố. b. Tên nguyên tố, nguyên tử khối trung bình. c. Tính chất hóa học của nguyên tố. d. Tính chất vật lí của nguyên tố. Câu 2. [KNTT – SBT] Cho các nguyên tố cùng thuộc chu kì 3: 11 Na, 13 Al và 17 Cl và các giá trị độ âm điện là 3,16; 1,61; 0,93.
3 a. Na (Z = 11), thuộc chu kì 3, nhóm IA; Al (Z = 13), thuộc chu kì 3, nhóm IIA. b. Cl (Z = 17), thuộc chu kì 3, nhóm VIA. c. Na, Al, Cl cùng thuộc chu kì 3, Z tăng thì độ âm điện tăng → Độ âm điện: Na < Al < Cl. d. Độ âm điện Na (0,93), Al (1,61), Cl (3,16). Câu 3. Cho vị trí của các nguyên tố E, T, Q, X, Y, Z trong bảng tuần hoàn rút gọn (chỉ biểu diễn các nguyên tố nhóm A) như sau: IA VIIIA II A IIIA IVA VA VIA VIIA Y E X T Z Q a. Thứ tự giảm dần tính kim loại là Y, E, X. b. Thứ tự tăng dần độ âm điện là Y, X, Z, T. c. Thứ tự tăng dần tính phi kim là T, Z, Q. d. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử là Y, E, X, T. Câu 4. Các nguyên tố X, Y, Z, T lần lượt ở các ô nguyên tố 8, 11, 13, 19 của bảng tuần hoàn. a. Các nguyên tố trên đều cùng một chu kì. b. Thứ tự tăng dần tính kim loại X < Y < Z < T. c. Công thức hydroxide của Z là 3Z(OH) . d. X là phi kim mạnh nhất trong chu kì. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 7, 10, 11, 19. Có bao nhiêu nguyên tố thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn? Câu 2. Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 7, 10, 11, 19. Có bao nhiêu nguyên tố thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn? Câu 3. Cho các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 7, 10, 11, 19. Có bao nhiêu nguyên tố kim loại? Câu 4. Nicotin là một hóa chất gây nghiện có trong cây thuốc lá. Công thức của nicotin được biểu diễn như hình bên. Trong công thức của nicotin có bao nhiêu nguyên tố thuộc nguyên tố p? Câu 5. Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong viện nghiên cứu dược phẩm và hóa sinh vì ion ngăn cản sự thủy phân của glycogen. Trong phân tử XY, số electron của anion bằng số electron của cation và tổng số electron của XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxy hóa duy nhất. Hãy xác định số thứ tự ô nguyên tố của X trong bảng tuần hoàn? Câu 6. Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hydrogen có công thức RH 3 , được sử dụng để trung hoà các thành phần acid của dầu thô, bảo vệ thiết bị không bị ăn mòn trong ngành công nghiệp dầu khí. Nguyên tố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxide cao nhất. Xác định nguyên tử khối của R. -----------------------Hết----------------- ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI TRƯỜNG THPT……………… ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.