Nội dung text 44. Liên trường Nghệ An (Lần 1) [Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 - Môn Hóa Học].docx
Trang 1/4 – Mã đề 026 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN LIÊN TRƯỜNG NGHỆ AN (Đề thi có 04 trang) (28 câu hỏi) THI THỬ TN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC Thời gian: 50 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 026 Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Ethyl propionate là ester có mùi thơm của quả dứa. Công thức của ethyl propionate là A. HCOOC 2 H 5 . B. C 2 H 5 COOC 2 H 5 . C. C 2 H 5 COOCH 3 . D. CH 3 COOCH 3 . Câu 2: Cho bảng giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa - khử như sau: Cặp oxi hóa – khử Cu 2+ /Cu Ag + /Ag Fe 2+ /Fe Ni 2+ /Ni Thế điện cực chuẩn (V) +0,340 +0,799 -0,440 -0,257 Sức điện động chuẩn lớn nhất của pin Galvani thiết lập từ hai cặp oxi hóa - khử trong số các cặp trên là A. 1,239V. B. 1,560V. C. 0,183V. D. 0,780V. Câu 3: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau không phản ứng được với nước? A. K. B. Na. C. Cu. D. Ca. Câu 4: Cho các kim loại sau: Mg, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 5: PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với acid, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,. PVC được tổng hợp trực tiếp từ monomer nào sau đây? A. Vinyl acetate. B. Acrylonitrile. C. Propylene. D. Vinyl chloride. Câu 6: Amphetamine (còn được gọi là hồng phiến) là một dạng chất ma túy có tác dụng gây kích thích thần kinh, tăng cường sức chịu đựng, tăng cảm giác hưng phấn, nếu sử dụng quá liều sẽ gây nghiện, dẫn đến lạm dụng; ảnh hưởng xấu tới đến hệ thần kinh; gây rối loạn nhịp tim, tăng hoặc giảm huyết áp; gây rối loạn nhịp thở, co giật; suy nhược cơ thể… Amphetamine có cấu tạo như sau: Cho các phát biểu sau đây: (a) 1 mol amphetamine tối đa 1 mol HCl. (b) Amphetamine là amin bậc 1. (c) Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amphetamine thu được 1,0 mol CO 2 . (d) Công thức phân tử của amphetamin là C 9 H 13 N. (e) Ở điều kiện thích hợp, amphetamine có thể tham gia phản ứng cộng H 2 theo tỉ lệ mol 1 : 3. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 7: Chất nào sau đây thuộc loại disaccharide? A. Tinh bột. B. Saccharose. C. Glucose. D. Cellulose. Câu 8: Trong thí nghiệm pin điện hóa chuẩn Zn-Cu. Để chỉ số của volt kế giảm ta có thể thực hiện như sau: A. Thay Cu bằng Pt và thay dung dịch Cu 2+ bằng dung dịch Pt 2+ . B. Thay Zn bằng Fe và thay dung dịch Zn 2+ bằng dung dịch Fe 2+ . C. Thay Zn bằng Mg và thay dung dịch Zn 2+ bằng dung dịch Mg 2+ . D. Thay Cu bằng Ag và thay dung dịch Cu 2+ bằng dung dịch Ag + . Câu 9: Kim loại có độ cứng lớn nhất là
Trang 3/4 – Mã đề 026 (4) Vai trò của HSO 4 đặc là chất xúc tác và hút nước để tăng hiệu suất phản ứng thuận và phản ứng xảy ra nhanh hơn. Số phát biểu đúng là : A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 19: Diethylphthalate (DEP) là chất lỏng không màu, có vị đắng và mùi khó chịu được dùng để sản xuất thuốc diệt côn trùng, bảo vệ mùa màng, vật nuôi. Từ naphthalene điều chế DEP qua 2 bước sau a. Có thể thu được 109,35 kg thuốc DEP từ 192 kg naphthalene. Biết hiệu suất các phản ứng (1) và (2) lần lượt là 75% và 60%. b. Công thức phân tử của DEP là C 12 H 16 O 4 . c. DEP thuộc loại hợp chất ester 2 chức. d. Phản ứng (2) thuộc loại phản ứng ester hóa. Câu 20: Công đoạn chính của công nghiệp chlorine – kiềm là điện phân dung dịch sodium chloride bão hòa trong bể điện phân có màng ngăn xốp. Phương trình hóa học của phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hòa trong bể điện phân có màng ngăn như sau: 2NaCl (aq) + 2H 2 O (l) → 2NaOH (aq) + H 2 (g) + Cl 2 (g) a) Sản phẩm cơ bản của công nghiệp chlorine – kiềm là sodium hydroxide, chlorine và hydrogen. b) Khí thoát ra ở anode là H 2 . Khí thoát ra ở cathode là Cl 2 . c) Nếu không có màng ngăn xốp, nước Javel được hình thành trong bể điện phân. d) Trong trường hợp không có màng ngăn, khi điện phân hoàn toàn dung dịch chứa 300 kg NaCl bão hòa ở 25°C thì thu được dung dịch chứa NaClO có nồng độ 12%. (Biết độ tan của NaCl ở nhiệt độ này là 36,2 gam/100 gam H 2 O). Câu 21: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: • Bước 1: Cho 2 mL dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm. Sau đó, thêm 0,5 mL dung dịch CuSO 4 5% vào, lắc nhẹ. • Bước 2: Cho 3 mL dung dịch saccharose 5% vào ống nghiệm, lắc đều. a) Sau bước 2, kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam. b) Ở bước 2, nếu thay saccharose bằng maltose thì hiện tượng ở bước 2 xảy ra tương tự. c) Thí nghiệm trên chứng minh saccharose có tính chất của aldehyde. d) Sau bước 2, nếu đun nóng thu được kết tủa Cu 2 O màu đỏ gạch. Câu 22: Thực hiện thí nghiệm sau: • Bước 1: Rót vào cốc thuỷ tinh thứ nhất, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba khoảng 20 mL nước (khoảng ½ cốc), thêm vài giọt dung dịch phenolphthalein vào mỗi cốc và đặt lên giá đỡ. • Bước 2: Bỏ vào cốc thuỷ tinh thứ nhất một mẫu sodium (Na) nhỏ bằng hạt gạo; cốc thuỷ tinh thứ hai một mẫu kim loại magnesium (Mg) và cốc thuỷ tỉnh thứ ba một mẫu kim loại aluminium (Al) vừa cạo sạch lớp vỏ oxide. • Bước 3: Đun nóng nhẹ cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba. a) Ở bước 2, mẫu sodium trong cốc thuỷ tinh thứ nhất nổi trên mặt nước và tan dần, dung dịch chuyển sang màu hồng. b) Sau bước 3, cốc thuỷ tinh thứ hai và thứ ba đều có màu hồng.