Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Sinh Học - Đề 35 - File word có lời giải.docx
A. Rong đuôi chó, tép, cá trôi. B. Rong đuôi chó, cỏ nước. C. Tép, cá trôi, vi khuẩn clostridium. D. Tép, cá trôi, cò. Câu 13. Mèo CC (Carbon Copy) ra đời vào năm 2001 thông qua công nghệ tế bào. Quy trình này bắt đầu bằng việc chuyển nhân tế bào lưỡng bội từ con mèo tam thể Rainbow vào tế bào trứng đã được loại bỏ nhân của một con mèo khác (mèo X). Sau đó, trứng được nuôi trong ống nghiệm (in vitro) để phát triển thành phôi. Phôi này sau đó được cấy vào tử cung của một con mèo mướp. Con mèo nhân bản CC có đặc điểm di truyền giống với con mèo nào nhất? A. Mèo X. B. Mèo mướp. C. Mèo Rainbow. D. Mèo mẹ của mèo Rainbow. Câu 14. Có 3 loại đột biến xảy ra ở cùng một gene, kí hiệu các thể đột biến này lần lượt là M1, M2 và M3. Để xác định các dạng đột biến trên thuộc loại nào, người ta dùng phương pháp Northern (phân tích RNA) và Westem (phân tích protein). Kết quả phân tích mRNA và protein của các thể đột biến (M1, M2 và M3) và kiểu dại (kí hiệu ĐC) bằng 2 phương pháp nêu trên thu được như Hình 3: Nhận định nào về các thể đột biến M1, M2 và M3 là sai? A. Căn cứ phương pháp phân tích RNA thì M2 và M3 là đột biến thay thế. B. Căn cứ phương pháp phân tích RNA thì M1 là đột biến thêm nucleotide. C. Căn cứ phương pháp phân tích protein thì M3 là đột biến đồng nghĩa. D. Căn cứ phương pháp phân tích protein thì M2 là có thể là đột biến sai nghĩa. Câu 15. Cho trình tự mRNA: 3' AUC CAC GCA UCC GCA 5'. Trình tự cDNA kép (gồm hai mạch) được phiên mã ngược từ đoạn mRNA này sẽ có dạng như thế nào? A. 5' TAG GTG CGT AGG CGT 3' 3' ATC CAC GCA TCC GCA 5'. B. 5' ATC CAC GCA TCC GCA 3' 3' TAG GTG CGT AGG CGT 5' C. 5' GCA CCT AGT CAC GTT 3' 3' CGT GGA TCA GTG CAA 5' D. 3' TAG GTG CGT AGG CGT 5' Hình 3
5' ATC CAC GCA TCC GCA 3' Câu 16. Cho phả hệ về sự di truyền một tính trạng đơn gene ở người như Hình 4. Biết rằng không có đột biến phát sinh. Hãy cho biết, quy luật di truyền nào không phù hợp với phả hệ này? A. Gen trội trên NST thường. B. Gen lặn trên NST X. C. Gen trội trên NST X. D. Gen lặn trên NST thường. Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu 17 và câu 18: Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập vào năm 1962, là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam. Khu vực này được chọn để bảo tồn các loài động vật, thực vật quý hiếm và các hệ sinh thái đặc trưng của khu vực. Rừng Cúc Phương có diện tích khoảng 22.408 ha, bao gồm nhiều loại hình địa hình như rừng núi, thung lũng, và đồi núi đá vôi. Đây là một trong những khu vực có đa dạng sinh học cao nhất ở Việt Nam. Rừng Cúc Phương có hơn 2.000 loài thực vật, 122 loài bò sát và lưỡng cư, 135 loài thú, và hơn 300 loài chim. Ở đây có một số loài quý hiếm như voọc quần đùi trắng và cây chò chỉ nghìn năm tuổi. Câu 17. Dựa vào dữ liệu đã cho, yếu tố nào sau đây góp phần làm cho Vườn quốc gia Cúc Phương có mức độ đa dạng sinh học cao? A. Nhiệt độ trung bình thấp và mưa nhiều quanh năm. B. Có nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn và san hô. C. Địa hình đa dạng với rừng núi, thung lũng và núi đá vôi. D. Được bao quanh bởi các khu đô thị hiện đại. Câu 18. Việc bảo tồn cây chò chỉ nghìn năm tuổi tại Vườn quốc gia Cúc Phương có ý nghĩa như thế nào trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học? A. Việc bảo tồn mang tính biểu tượng, không có giá trị thực tế. B. Giúp thu hút khách du lịch quốc tế, tăng nguồn thu du lịch. C. Góp phần duy trì nguồn gene quý, bảo vệ loài có giá trị sinh thái và lịch sử. D. Là cơ hội để thay thế bằng các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Hình 5 mô tả các con đường vận chuyển của nước và ion khoáng ở rễ cây và Bảng 2 thể hiện các số liệu về lượng hấp thu (microgram) và tỉ lệ vận chuyển hai loại ion khoáng K + và Ca 2+ trong cơ thể của một loài thực vật.