Nội dung text 6. Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Sinh Học).docx
SỞ GD&ĐT BẠC LIÊU LẦN 1 KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: __ trang 1 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Trong y học, dựa vào … (1) … cho phép xác định vị trí các gene, có ý nghĩa trong việc tìm ra gene gây bệnh và trong công tác chẩn đoán, điều trị bệnh. Cụm từ (1) là: A. Quy luật di truyền B. Tần số tái tổ hợp C. Liên kết gene. D. Bản đồ di truyền. Câu 2: Ở vi khuẩn E.coli kiểu dại, sự biểu hiện của gene lacZ (mã hóa beta-galactosidase), gene lacY (mã hóa permease), gene lacA (mã hóa transacetylase) thuộc operon Lac phụ thuộc vào sự có mặt của lactose trong môi trường nuôi cấy. Bằng kỹ thuật gây đột biến nhân tạo, người ta đã tạo ra được các chủng vi khuẩn khác nhau và được nuôi cấy trong hai môi trường: không có lactose và có lactose. Sự biểu hiện gene của các chủng vi khuẩn được thể hiện ở bảng sau: Dựa vào kết quả thu được ở bảng trên, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng? A. Chủng C tạo ra do đột biến ở vùng khởi động hoặc đột biến ở cả ba gene lacZ, lacY, lacA của chủng E.coli kiểu dại. B. Chủng E.coli kiểu dại bị đột biến ở gene lacZ, lacA tạo ra chủng B. C. Chủng D tạo ra do đột biến ở gene điều hòa lacI hoặc đột biến ở vùng vận hành của chủng E.coli kiểu dại. D. Chủng A là chủng vi khuẩn E.coli đột biến. Câu 3: Phép lai nào dưới đây là phép lai thuận nghịch? A. ♂ AA × ♀ aa và ♀ Aa × ♂ Aa. B. ♂ AA × ♀ aa và ♀ AA × ♂ aa. C. ♂ Aa × ♀ Aa và ♂ aa × ♀ AA. D. ♂ AA × ♀ AA và ♀ aa × ♂ aa.
Câu 4: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene Ab aB đã xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, 2 loại giao tử mang gene hoán vị là A. Ab và aB. B. AB và aB. C. Ab và ab. D. AB và ab. 2 Câu 5: Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách đôi lõi nucleic ra khỏi vỏ protein của chủng virus A và chủng virus B (cả hai chủng đều gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở những vết tổn thương mà chúng gây ra trên lá). Sau đó lấy nucleic của chủng A trộn với protein của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virus lai. Nhiễm virus lai này vào các cây thuốc lá chưa bị bệnh thì các cây thuốc lá này bị nhiễm bệnh. Phân lập từ dịch chiết lá của cây bị bệnh này sẽ thu được: A. chủng virus A và chủng virus B. B. chủng virus lai. C. chủng virus A. D. chủng virus B. Câu 6: Hình sau là bản gel điện di các mẫu DNA ở hai locus khác nhau của một người con (đứa bé), người mẹ và bốn người đàn ông nghi là cha của đứa bé (được kí hiệu là A, B, C và D). Bằng những suy luận di truyền, hãy xác định người đàn ông nào có thể là cha của đứa bé? A. Người đàn ông D. B. Người đàn ông A. C. Người đàn ông C. D. Người đàn ông B. Câu 7: Đối tượng chủ yếu được Mendel sử dụng để nghiên cứu di truyền là:
A. cà chua. B. bí ngô. C. đậu Hà Lan. D. ruồi giấm. Câu 8: Cho biết allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp, allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng. Tần số hoán vị gene là 20% ở cá 2 giới. Cho phép lai P: ♂ AB ab × ♀ AB ab thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ thuần chủng F1 chiếm tỉ lệ: A. 4% B. 21% C. 16% D. 54% Câu 9: Để nối đoạn DNA của tế bào cho và thể truyền người ta dùng enzyme gì? A. Restrictase. B. Ligase. C. DNA polymerase. D. Amylase. Câu 10: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự là A. trình tự P - gene lacI - trình tự O - nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA. B. gene lacI - trình tự P - trình tự O - nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA. C. trình tự P - trình tự O - nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA. D. gene lacI - trình tự O - trình tự P - nhóm gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA. 3 Câu 11: Xét 6 gene A, B, C, D, E, G ở một loài thực vật lưỡng bội. Nghiên cứu số lượng bản sao của các gene ở các tế bào trên cùng một cơ thể bình thường, người ta có được số liệu thể hiện trong bảng sau: Nhận định nào sau đây sai? A. Tế bào II là giao tử, các gene đều nằm trong nhân. B. Tế bào I là tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào III đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. D. gene A, B, C, D nằm trong nhân, gene E, G nằm trong lục lạp.
Câu 12: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã: (1) RNA polymerase bắt đầu tổng hợp mRNA tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã). (2) RNA polymerase bám vào vùng điều hòa làm gene tháo xoắn để lộ mạch gốc có chiều 3’- 5’. (3) RNA polymerase trượt dọc theo mạch gốc trên gene có chiều 3’- 5’. (4) Khi RNA polymerase di chuyển tới cuối gene, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã. Trình tự đúng là: A. (2) - (1) - (3) - (4). B. (2) - (3) - (1) - (4). C. (1) - (2) - (3) - (4). D. (1) - (4) - (3) - (2). Câu 13: Khi nói về NST ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng? A. Cấu trúc cuộn xoắn tạo điều kiện cho sự nhân đôi NST. B. NST là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử. C. Thành phần hóa học chủ yếu của NST là RNA và protein. D. Đơn vị cấu trúc cơ bản của NST là nucleosome. Câu 14: Đột biến điểm được hiểu là: A. những biến đổi liên quan đến một số cặp nucleotide. B. những biến đổi liên quan đến một cặp nucleotide. C. những biến đổi xảy ra ở nhiều điểm trên gene. D. những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gene. Câu 15: Trong quá trình phiên mã enzyme RNA polymerase trượt dọc theo mạch mang mã gốc trên gene có chiều … (1) … để tổng hợp nên phân tử RNA theo nguyên tắc … (2) … . Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. (1) 3’-5’; (2) bán bảo toàn. B. (1) 3’-5’; (2) bổ sung. C. (1) 5’-3’; (2) bổ sung. D. (1) 5’-3’; (2) bán bảo toàn. 4 Câu 16: Hiện tượng tương tác giữa các allele của cùng một gene, trong đó một allele không át chế hoàn toàn sự biểu hiện của các allele còn lại, dẫn tới thể dị hợp có kiểu hình trung gian, không hoàn toàn giống một bên bố hoặc mẹ là hiện tượng A. trội không hoàn toàn. B. đồng trội.