Nội dung text ÔN TẬP CHƯƠNG 4 (File GV).pdf
ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1. Chất tinh khiết chỉ gồm một chất duy nhất. Chất tinh khiết có những tính chất nhất định và những tính chất này thường được dùng để nhận biết chất tinh khiết. 2. Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. 3. Hỗn hợp đồng nhất là hỗn hợp có thành phần giống nhau ở mọi vị trí trong toàn bộ hỗn hợp. 4. Hỗn hợp không đồng nhất là hỗn hợp có thành phần không giống nhau trong toàn bộ hỗn hợp. 5. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan. - Chất tan là chất được hòa tan trong dung môi. Chất tan có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. - Dung môi là chất dùng để hòa tan chất tan. Dung môi là chất chiếm lượng nhiều hơn trong dung dịch và thường là chất lỏng. 6. Huyền phù là một hỗn hợp không đồng nhất gồm các hạt chất rắn phân tán lơ lửng trong môi trường chất lỏng. 7. Nhũ tương là một hỗn hợp không đồng nhất gồm một hay nhiều chất lỏng phân tán trong môi trường chất lỏng nhưng không tan vào nhau. 8. Phương pháp lọc dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp với chất lỏng. 9. Phương pháp cô cạn dùng để tách chất rắn tan (khó bay hơi) trong hỗn hợp với chất lỏng. 10. Phương pháp chiết dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất. 10 ĐIỀU
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Hoàn thành sơ đồ sau: Hướng dẫn giải
Câu 2. Hoàn thành sơ đồ sau: Hướng dẫn giải Câu 3. Đánh dấu vào ô trống thích hợp: Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch Sữa rửa mặt Nước cam Kem dưỡng da Hỗn hợp nước với rượu Dầu cá Nước cà chua Hướng dẫn giải Hỗn hợp Huyền phù Nhũ tương Dung dịch
Sữa rửa mặt x Nước cam x Kem dưỡng da x Hỗn hợp nước với rượu x Dầu cá x Nước cà chua x Câu 4. Tinh dầu hoa hồng giúp dưỡng ẩm và nuôi dưỡng làn da, điều trị vết thâm và ngăn ngừa mụn rất tốt, mang đến cho bạn làn da trắng sáng, mịn màng. Khi chưng cất hoa hồng để lấy tinh dầu, người ta thường thu được tinh dầu có lẫn nước. Để tách lấy tinh dầu ra khỏi hỗn hợp tinh dầu có lẫn nước phải dùng phương pháp nào? Hướng dẫn giải Dùng phương pháp chiết để lấy tinh dầu ra khỏi nước. Câu 5. Tại sao khi mở chai nước ngọt hay chai bia thì thấy có gas (sủi bọt khí hoặc trào bọt ra ngoài). Hướng dẫn giải Ở các nhà máy nước ngọt người ta dùng áp lực lớn để nén khí carbon dioxide hòa tan nhiều vào nước, sau đó nạp vào chai nước ngọt và đóng kín lại. Khi mở nút chai, áp suất khí quyển thấp hơn trong chai, làm giảm độ tan của khí carbon dioxide nên sẽ thoát ra ngoài dạng sủi bọt. Câu 6. Một nhóm học sinh làm thí nghiệm về khả năng hòa tan trong nước của một số chất rắn (chưa biết) và thu được kết quả như bảng sau: Nhiệt độ (oC) 25 oC 30 oC 45 oC 55 oC 65 oC 70 oC Khối lượng chất rắn hòa tan trong 200 mL nước (g) 17 20 32 40 46 49 (a) Xác định khối lượng chất rắn hòa tan trong 200 mL nước ở 30 oC, 45 oC, 55 oC, 65 oC. (b) Qua kết quả thu được của nhóm học sinh, em có nhận xét gì về ảnh hưởng của nhiệt độ đến lượng chất rắn hòa tan trong nước. Hướng dẫn giải (a) Khối lượng chất rắn hòa tan trong 200 mL nước ở 30 oC, 45 oC, 55 oC, 65 oC lần lượt là 20 g, 32 g, 40 g, 46 g. (b) Nhiệt độ càng cao thì khối lượng chất rắn hòa tan trong nước càng lớn.