Nội dung text CHƯƠNG 5. NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC - (Bản Học Sinh).docx
2 CĐ1: Phản ứng hóa học và enthalpy CĐ2: Cách tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học CĐ3: Ôn tập chương 5 CĐ1 PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ ENTHALPY PHẦN A - CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng thu nhiệt Phản ứng tỏa nhiệt Phản ứng thu nhiệt - Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. - Các phản ứng tỏa nhiệt có thể có hoặc không cần khơi mào, khi phản ứng đã xảy ra hầu hết không cần đun nóng tiếp. - Ví dụ: Phản ứng đốt cháy xăng, dầu, gas, củi, … - Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thu năng lượng dưới dạng nhiệt. - Hầu hết các phản ứng thu nhiệt đều cần khơi mào và khi phản ứng xảy ra vẫn cần tiếp tục đun nóng. - Ví dụ: Phản ứng nung đá vôi, hòa tan viên C sủi vào nước, … II. Biến thiên enthalpy của phản ứng và ý nghĩa ♦ Một số từ viết tắt và kí hiệu - chất đầu (cđ); sản phẩm (sp); phản ứng (reaction: r); tạo thành (fomation: f); chất rắn (solid: s); chất lỏng (liquid: l); chất khí (gas: g); chất tan trong nước (aqueous: aq) liên kết (bond: b). ♦ Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Kí hiệu: Δ r H; đơn vị: kJ hoặc kcal (1 J = 0,239 cal) ♦ Biến thiên enthalpy chuẩn - Điều kiện chuẩn (đkc): Nhiệt độ: 25 o C (hay 298K), áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/L (đối với chất tan trong dung dịch). - Biến thiên enthalpy chuẩn () là nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng ở điều kiện chuẩn. - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. VD: CH 4(g) + 2O 2(g) → CO 2 (g) + 2H 2 O (l) = -890,0 kJ Phương trình nhiệt hóa học cho biết: chất phản ứng, sản phẩm, tỉ lệ phản ứng, điều kiện phản ứng, trạng thái các chất và nhiệt phản ứng. III. Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành) - Enthalpy tạo thành hay nhiệt tạo thành (Δ f H) của một chất là biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất ở trạng thái bền vững, ở một điều kiện xác định. - Nếu phản ứng thực hiện ở điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn ().
3 ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống: 25 o C (hay 298K) trạng thái giải phóng 1 bar nhiệt lượng 1 mol nhiệt phản ứng hấp thu thu nhiệt tỏa nhiệt 1 mol/L bền vững (a) Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng …..(1)……năng lượng dưới dạng nhiệt. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng …..(2)……năng lượng dưới dạng nhiệt. (b) Biến thiên enthalpy (hay nhiệt phản ứng) là …..(3)……tỏa ra hoặc thu vào của phản ứng trong điều kiện áp suất không đổi. - Điều kiện chuẩn (đkc) ở nhiệt độ: …..(4)……, áp suất …..(5)…… (đối với chất khí), nồng độ …..(6)…… (đối với chất tan trong dung dịch). - Phương trình nhiệt hóa học là phương trình hóa học kèm theo …..(7)…… các chất và …..(8)…… - > 0: Phản ứng…..(9)……; < 0: Phản ứng…..(10)……. KIẾN THỨC CẦN NHỚ + của các đơn chất bền vững bằng 0. + < 0 ⇒ chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. + > 0 ⇒ chất kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó. IV. Ý nghĩa của biến thiến enthalpy > 0: Phản ứng thu nhiệt; < 0: Phản ứng tỏa nhiệt. - Giá trị tuyệt đối của càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào càng nhiều. - Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra thuận lợi hơn phản ứng thu nhiệt. Sơ đồ biểu diễn biến thiên enthalpy của phản ứng