Nội dung text ĐỀ CUỐI KỲ HÓA SINH Y21
ĐỀ CUỐI KỲ HÓA SINH Y21 Nguyễn Đông Phương Nhu - Y21D - Tổ 22 Câu 1: pH môi trường < pHi thì protein di chuyển như thế nào trong điện trường? A. Không thay đổi B. Di chuyển về phía cực âm C. Di chuyển về phía cực dương D. Di chuyển về chính giữa Câu 2: Các aa nào phân nhánh? A. Val, Ile, Leu B. Gly, Glu, Gln C. Ser, Ile, Val D. Met, Leu, Val Câu 3: Vitamin PP chống bệnh gì? A. Beri - Beri B. Scorbus (chảy máu chân răng) C. Pellagra D. Xerophtalmic (xơ giác mạc) Câu 4: Phương pháp giải trình tự nào thuộc phương pháp hóa học? A. PCR B. Real Time PCR C. Phương pháp giải trình tự Sanger D. Phương pháp giải trình tự Maxam & Gilbert Câu 5: Chất trung gian đầu tiên được tạo ra trong quá trình tổng hợp nucleotid purine? A. PPRP B. IMP C. XMP D. AMP Câu 6: Tại sao chúng ta không thể tiêu hóa được cellulose? A. Vì chúng ta có men cellulase nên không thể tiêu hóa hoàn toàn được cellulose B. Vì chúng ta không có enzym cellulase để tiêu hóa cellulose C. Vì chúng ta không thể hấp thu cellulose D. Vì amilase thủy phân cellulose bị bất hoạt Câu 7: Khi lên cao so với mực nước biển thì ái lực Hb với O2 như thế nào? A. Đường cong phân ly Hb-O2 lệch phải B. Ái lực Hb với O2 tăng C. Đường cong phân ly Hb-O2 lệch trái D. P50 giảm Câu 8: Bilirubin gián tiếp là sản phẩm của bilirubin khi liên kết với chất gì? A. Albumin B. Alpha-Globulin C. Fibrinogen D. Beta-Globulin Câu 9: Khi protein được bỏ vào nước thì có đặc điểm gì? A. Protein ở dạng dung dịch keo B. Dung dịch protein là dung dịch thực trong suốt C. Gốc kỵ nước quay ra ngoài, gốc ưa nước quay vào trong D. ... Câu 10: Câu đúng nhất về biến tính hoàn nguyên của protein?
Câu 11: Protein nào có cấu trúc hình cầu? A. Globulin B. Elastin C. Tubulin D. Tropomyosin Câu 12: Các cấu trúc giữ vững bậc 4? A. Liên kết peptid, tương tác Van der Waals B. Liên hết hydro, liên kết ion C. Liên kết disulfid, tương tác kị nước D. Liên kết ion, tương tác Van der Waals Câu 13: Tại sao FAD lại vận chuyển được 2e? A. Do có chứa nhóm adenosin B. Do FAD mang nhóm ribitol C. Do chứa flavin isoalloxazin (nhóm oxy hóa khử) D. Do FAD đóng vai trò như một Coenzym Câu 14: Số phân tử Oxy cần để oxi hóa 1 phân tử glucose tạo ATP? A. 4 B. 6 C. 8 D. 16 Câu 15: Trình tự quá trình đường phân: A. Đường phân → vận chuyển điện tử → Chu trình acid citric B. Vận chuyển điện tử → Đường phân → Chu trình acid citric C. Đường phân → Chu trình acid citric → vận chuyển điện tử D. Chu trình acid citric → vận chuyển điện tử → đường phân Câu 16: Hô hấp khị khí lại sản sinh lactate là do? A. Thừa CO2 B. Thiếu O2 C. Thiếu NADH, FADH2 D. Thừa NAD+, FAD Câu 17: Cytarabine ức chế gì để chống ung thư? A. Cạnh tranh với dCTP B. Ức chế DNA polymerase C. Ức chế tổng hợp purine D. Ức chế tổng hợp pyrimidin Câu 18: Tổng ATP sinh ra trong quá trình hiếu khí? A. 33 B. 34 C. 32 D. 31 Câu 19: Tổng ATP sinh ra từ pyruvat đến hết quá trình đường phân? A. 10 B. 12 C. 11 D. 12.5 Câu 20: Đặc điểm của thoái hóa glucose theo con đường HDP? Câu 21: Trong điện di thì beta-lipo tương ứng với gì? A. LDL
B. HDL C. Chylomicron D. VLDL Câu 22: Tổng ATP sau khi oxi hóa hoàn toàn acid stearic là: A. 106 B. 120 C. 132 D. 122 Câu 23: Km càng lớn thì? A. Ái lực của enzym đối với cơ chất càng lớn B. Khả năng phản ứng càng cao C. Nồng độ cơ chất cần thiết để tốc độ phản ứng enzym đạt được nửa tốc độ tối đa càng nhỏ D. Ái lực của enzym đối với cơ chất càng nhỏ Câu 24: Đường nào là đường sữa? A. Glucose B. Galactose C. Lactose D. Mantose Câu 25: Acid amin nào không có đồng phân lập thể? A. Lys B. Gly C. Gln D. Glu Câu 26: Đâu là protein tạp? A. Histon B. Cromoprotein C. Prolamin D. Keratin Câu 27: Cấu trúc bậc 2 của protein được giữa vững nhờ? A. Liên kết peptide B. Liên kết ion C. Tương tác kỵ nước D. Liên hết hydro Câu 28: Một phân tử O2 vào chuỗi truyền điện tử thì tạo ra được bao nhiêu ATP? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 29: Acid Stearic có bao nhiều vòng quá trình beta-oxi hóa? A. 9 B. 10 C. 8 D. 7 Câu 30: Bệnh lý làm tăng bilirubin trực tiếp? A. Tắc mật B. Bệnh Gilbert (tan huyết, giảm thu nhận bili vào gan) C. Sốt xuất huyết D. Thalassemia
Câu 31: Vai trò của tetrahydrofolate? A. Là coenzym trong các phản ứng tổng hợp amino acid và acid nucleic (tổng hợp purin) B. ... C. ... D. ... Câu 32: Cơ chế hoạt động của Vitamin A? A. Xúc tác pứ 11-cis-retinal thành trans-retinal B. Xúc tác pứ trans-retinal thành 11-cis-retinal C. Vitamin A dạng trans-retinal kết hợp với opsin tạo thành rhodopsin (sắc tố võng mạc) D. Vitamin A dưới dạng retinal kết hợp với opsin tạo rhodopsin (sắc tố võng mạc) Câu 33: Thiếu enzym đầu tiên của quá trình đường phân HDP thì dẫn đến đồ thị Barcroft lệch như thế nào? (→ hexokinase) A. Lệch phải B. Lệch trái C. ... D. ... Câu 34: Vai trò của enzym trong cơ thể người? A. Tham gia các chu trình chuyển hóa các chất, cơ chế điều hóa trao đổi chất. B. ... C. ... D. ...