PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 237_GIAO PHU HOC - LE VAN CHINH.pdf

1 Lm. Phêrô LÊ VĂN CHÍNH GIÁO TRÌNH GIÁO PHỤ HỌC Ðại Chủng Viện Thnh Giuse 2009
2 DẪN NHẬP I. Định nghĩa và lịch sử ngành nghiên cứu Giáo phụ. Định nghĩa: Theo định nghĩa cổ điển, những Giáo phụ là những tác giả cổ thời của Giáo hội, có đời sống thánh thiện, có giáo lý chính thống. Định nghĩa này rất đúng, nhưng ngành nghiên cứu Giáo phụ học ngày nay đã được mở rộng. Người ta không chỉ nghiên cứu các Giáo phụ có giáo lý chính thống mà cả những vị khác nữa (có giáo lý ít chính thống hơn) cũng như nghiên cứu về thời đại của các ngài. Vì thế có thể nĩi về Giáo phụ học là ngành nghiên cứu về cuộc đời và tư duy thần học của các tác giả cổ thời Kitô giáo, đồng thời nghiên cứu về những khía cạnh xã hội, tôn giáo, triết học của thời đại các ngài. Vì thế, giữa ngành Giáo phụ học và Lịch sử Giáo hội, Lịch sử tín điều có nhiều điểm hẹn. Người ta thường nói đến hai thuật ngữ là Patristique và Patrologie. Thật ra hai thuật ngữ này có thể dùng đồng nghĩa. Partistique (Patristics) nhấn mạnh nhiều hơn về khía cạnh thần học của tư tưởng các Giáo phụ, còn Patrologie (Patrology) nhấn mạnh nhiều hơn tới đời sống, thời đại, tác phẩm các ngài. Lịch sử ngành nghiên cứu Giáo phụ học. Do bởi đời sống, tác phẩm và ảnh hưởng của các Giáo phụ mà trong Giáo hội đã sớm có những nghiên cứu lịch sử về các ngài. Vào thế kỷ thứ IV, những tác giả sử gia như Êusêbêô thành Xêsarê hay thánh Hiêrônimô đã biên soạn những bộ sách về Lịch sử Giáo hội và văn chương Kitô giáo. Những tác phẩm này có tính cách hộ giáo và chiều kích thần học. Trong những tác phẩm đó, các Giáo phụ được nhắc đến như là những người CHA (ekklesiastikos pateres) và người THẦY (ekklesiastikos didaskalos) trong Giáo hội theo nghĩa các ngài là những nhân chứng chắc chắn của đức tin Kitô giáo, những người giải thích đức tin và Thánh Kinh có thẩm quyền trong Giáo hội do bởi sự uyên bác cũng như đức tin chính thống của các ngài. Lần hồi vào những thế kỷ thứ IV, V, VI là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của Giáo hội cũng như của suy tư thần học, người ta nhắc đến các Giáo phụ, các Nghị phụ của các Công đồng như là những thẩm quyền về mặt đức tin tông truyền. Vào thời Trung cổ, người ta chỉ quan tâm tới những Giáo phụ lớn, những tác giả quan trọng vì thế không nghiên cứu nhiều tác giả khác, đồng thời người ta cũng không nghiên cứu về thế giới cổ thời Hy lạp. Tuy nhiên trong các nhà dòng, các đan viện, các thầy dòng vẫn đọc sách các Giáo phụ. Các tác giả thời Trung cổ có trích dẫn các Giáo phụ, nhưng các vị trích dẫn các Giáo phụ nhằm để bênh vực luận điểm thần học của mình, vì thế đặt các Giáo phụ ngoài bối cảnh lịch sử và văn hóa thời đại các ngài. Bước vào thế kỷ XVI là giai đoạn Phục hưng, do những đóng góp của nhà nhân bản học Êrasmô, người ta trở về nghiên cứu các tác phẩm cổ thời và các Giáo phụ cũng như di sản của thời Trung cổ. Đây cũng là thời kỳ có những tác phẩm nghiên cứu có tính cách lịch sử, phê bình văn chương giai đoạn cổ thời của Giáo hội. Vào thế kỷ XVII và XVIII, người ta bắt đầu ấn hành những bộ sách về Giáo phụ và những nghiên cứu về Giáo phụ. Vào hậu bán thế kỷ XIX và thế kỷ XX, những nhà xuất bản uy tín như MIGNE đã bắt đầu phát hành bộ sách Hy lạp và La-tinh về Giáo phụ (1844-1866), sau đó là nhiều ấn bản khác tùy theo từng quốc gia. Đây cũng là thời kỳ của những nghiên cứu có tính lịch sử và phê bình của trường phái Tin lành tự do như Harnack. Người ta gặt hái được nhiều hiểu biết về Cổ thời Kitô giáo và hội nhập những kiến thức này vào nghiên cứu thần học. Chiều hướng hội nhập những kết quả nghiên cứu trong lãnh vực Giáo phụ học vào thần học là không thể đảo ngược được. Công việc này giúp hiểu ngọn nguồn của những tranh luận thần học trong Giáo hội, những khác biệt giữa các lập trường, những bối cảnh những định tín trong Giáo hội. Có thể nói khoa Thần học tín lý cần đến những dữ liệu lịch sử. Chính nhờ những kết quả của những nghiên cứu ngành Giáo phụ học, người ta khám phá tính chất lịch sử của Kitô giáo và của thần học, cũng như nhờ đó người ta hiểu được tầm vóc của những tín điều và của thần học trong Giáo hội. Sự hiểu biết này góp phần làm cho các Giáo hội xích lại với nhau hơn, giúp cho các Giáo hội mạnh dạn hơn với những canh tân cần thiết và vạch ra những định hướng cho công cuộc truyền giáo và đại kết. II. Lý do và phương pháp nghiên cứu 1 . 1 Xin xem Huấn thị của Thánh bộ Giáo dục công giáo, Nghiên cứu Giáo phụ trong công tác huấn luyện linh muc, Documentation catholique, 4 thang 3, 1990, số 2001.
3 • Các Giáo phụ là những chứng nhân ưu việt của Truyền thống: Trước khi bước vào nghiên cứu Giáo phụ, cần nói đến lý do. Do bởi những công trình đóng góp về nhiều mặt trong Giáo hội mà ngành Giáo phụ học đã ra đời rất sớm (chúng ta sẽ trở lại điểm này). Một cách cụ thể nhờ các ngài mà những cơ cấu của Giáo hội, những thái độ mục vụ cũng như giáo thuyết của Giáo hội được định hình. Những công đồng Trentô cũng như Vatican I đều nhìn nhận những gì các Giáo phụ đã đồng ý thì trở nên qui luật để giải thích Thánh Kinh. CĐ Vatican II đã nhìn nhận các Giáo phụ như những chứng nhân ưu việt của truyền thống. Chính nhờ các ngài mà CĐ đã nắm bắt được ý thức của Giáo hội về chính mình, có được thái độ cởi mở để hướng về công cuộc đại kết và liên lạc với các tôn giáo ngoài Kitô giáo, cũng như làm phát triển nguyên tắc hiệp nhất trong dị biệt và tiến bộ trong sự kế tục của Truyền thống. • Phương pháp nghiên cứu Giáo phụ học: Giáo phụ học là một bộ môn lịch sử: Cần phải nhấn mạnh trước hết điểm này vì công tác nghiên cứu là nhằm hiểu biết những sự kiện quá khứ, những lập trường và quan niệm thần học của các Giáo phụ. Chính những lập trường thần học của các ngài đã định hình những cách diễn tả đức tin của Giáo hội đứng trước những vấn đề được đặt ra về mầu nhiệm Thiên Chúa, về Đức Giêsu Kitô, về con người. Vì thế người học Giáo phụ phải tập đọc lại các sự kiện trong tư thế của một người nghiên cứu lịch sử, tức phải nghiên cứu các bản văn của các Giáo phụ để chính mình hiểu rõ những vấn đề được đặt ra và những giải quyết của các ngài. Ngành Sử học có những đòi hỏi riêng. Người ta tiếp cận sự thật bằng những giả thiết và những sử liệu. Giáo phụ học là bộ môn thần học: Nhưng Giáo phụ học không chỉ là bộ môn lịch sử. Đây còn là bộ môn thần học. Người nghiên cứu không chỉ đọc sử liệu, tức các bản văn của các ngài như người nghiên cứu không có đức tin. Trái lại đây là bộ môn thần học, là cuộc mổ xẻ đức tin của người có đức tin. Bởi vì khi đọc các bản văn này, người nghiên cứu tiếp xúc với những giải thích, những luận chứng bênh vực mầu nhiệm Thiên Chúa, Chúa Ba ngôi, Chúa Kitô, Chúa Thánh Thần, những bài chú giải Thánh Kinh. Các ngài đã hành động như là những người giải thích đầu tiên, đồng thời là những người giải thích có thẩm quyền về những vấn đề có liên hệ mật thiết tới đức tin tông truyền. Cần phải đọc những giải thích này trong ánh sáng Đức tin của Giáo hội, đồng thời nhìn nhận hoạt động của Thánh Thần đã và đang hướng dẫn những suy tư của các ngài. III. Những đường nét chính yếu trong các bản văn Giáo phụ. Luôn qui chiếu về nguồn Thánh Kinh. Các ngài đã là những nhà chú giải Thánh Kinh. Kho tàng văn chương thần học của các Giáo phụ là những bài chú giải Thánh Kinh. Dù ngày nay chúng ta xem các giải thích của các ngài là lỗi thời vì các ngài thiếu những nguồn sử học, nhân học, những nghiên cứu văn hình sử của chúng ta. Dầu vậy các bài chú giải của các ngài lại là vô giá vì các ngài thực sự cảm nghiệm Lời Chúa. Các ngài viết để trình bày những cảm nghiệm của mình. Công việc của các ngài làm chứng cho những cố gắng tri thức miệt mài, tinh thần đạo đức sâu xa, những cảm nghiệm sâu sắc về Lời Chúa. Ý thức mạnh mẽ về tính chất độc đáo của Kitô giáo. Vào thời ban đầu, Kitô giáo phải chạm trán với những thách đố lớn khi trình bày niềm tin và đời sống luân lý của mình. Thế giới mà Kitô giáo gặp gỡ là một thế giới rất tự hào về nền văn hóa của mình cũng như về các tôn giáo của mình. Kitô giáo vì thế bị tố cáo là vô thần, dị đoan, loạn luân, đồi bại. Đứng trước những thách đố này, đụng chạm những vần đề lớn như tương quan giữa đức tin và lý trí, tương quan giữa Kitô giáo với văn hóa ngoại giáo, tương quan giữa Kitô giáo với các tôn giáo khác, các nền minh triết khác? đâu là niềm tin chân chính và đích thực, mầu nhiệm Thiên Chúa là gì? Những tiêu chuẩn nào để biện phân niềm tin đích thực, những tiêu chuẩn nào để phân định đời sống liêm khiết ngay thẳng? Một mặt các Giáo phụ rất ý thức về tính chất mới mẻ của Kitô giáo, mặt khác, các ngài cũng nhận thấy những giá trị của nền văn hóa ngoài Kitô giáo, các ngài nhận thấy giá trị của đức tin đồng thời cũng không phủ nhận vai trò của lý trí, vai trò của triết học. Điểm độc đáo của các Giáo phụ là thái độ sáng
4 suốt hội nhập các nền văn hóa vào trong chân trời đức tin Kitô giáo, đồng thời cũng tránh được những thái độ tổng hợp tôn giáo (syncrétisme) hoặc khuynh hướng duy lý (rationalisme), chỉ đề cao lý trí và từ chối khai mở đối với đức tin. Bảo vệ đức tin và thúc đẩy sự tiến bộ trong suy lý thần học: Các Giáo phụ đã sống ở một giai đoạn có những thách đố lớn. Có những giải thích khác nhau về mầu nhiệm Thiên Chúa, (nhiều khi dựa trên chính Mạc Khải Lời Chúa). Những giải thích này có nguy cơ làm biến chất đức tin, do bởi những nhu cầu muốn bảo vệ sự siêu việt của mầu nhiệm Thiên Chúa cũng như những đòi hỏi của lý trí con người. Nói rõ hơn làm thế nào có thể quan niệm một Thiên Chúa nhập thể làm người, khả thụ, khả tử. Tuyên xưng một Thiên Chúa làm người, phải đau khổ, phải chết có xúc phạm đến Thiên Chúa cao cả không? Các ngài đã mạnh mẽ vận dụng những suy nghĩ của mình dựa trên Mạc Khải để bảo vệ đức tin chính thống. Nỗ lực của các ngài đưa đến một chọn lựa là sử dụng những ý niệm triết học để chuyển tải nội dung đức tin. Các ngài đã vận dụng những ý niệm triết học đương thời như bản thể (ousia), ngôi vị (hypostasis), và nhiều ý niệm triết học khác nữa, nhằm tìm những định thức mới để diễn tả đức tin tông truyền, những ngôn ngữ ngoài Thánh Kinh để chuyển tải nội dung Thánh Kinh. Ý thức của các ngài là có sự thống nhất sâu xa giữa lý trí và đức tin, giữa ngôn ngữ của con người và mầu nhiệm Thiên Chúa. Sở dĩ con người biết và nói được về Thiên Chúa bằng ngôn ngữ nhân loại là bởi vì Thiên Chúa đã làm người giữa con người và nói tiếng nói của con người, cũng như bởi vì con người mang dấu vết sự khôn ngoan tốt lành của Thiên Chúa. Đối với các ngài, đức tin đã lãnh nhận từ các Tông đồ cần phải được giữ gìn và truyền lại cho những thế hệ mai sau, vì thế cần phải kính cẩn đối với những gì đã lãnh nhận từ trong lòng đức tin truyền thống của Giáo hội, và đào sâu những dữ kiện Mạc Khải trong suy tư, cầu nguyện, chiêm niệm. Luận chứng của các ngài cho thấy tâm tình đạo đức sâu xa cũng như khả năng tư duy thần học nhạy bén. Con người tin vào Thiên Chúa và tin vào người Con một mà ngài gửi tới cho con người là bởi vì ý thức thân phận yếu hèn mỏng dòn của mình cần ơn cứu độ của Thiên Chúa, cũng như luôn ý thức sự khôn ngoan và quyền năng vô hạn của Thiên Chúa. Để tiếp cận những mầu nhiệm vượt lý trí con người, cần bám sát những Mạc Khải của Thánh Kinh, đồng thời cũng cởi mở với những vấn nạn của nền văn hóa nhân loại. Chính những định hướng này khiến những đóng góp của các Giáo phụ vừa đào sâu dữ kiện đức tin, vừa làm cho suy tư thần học được tiến triển. Ý thức về kinh nghiệm thần linh. Khi đọc các bản văn Giáo phụ, cần nắm bắt ý tưởng chỉ đạo này. Các ngài đã sống ở thượng nguồn đức tin Kitô giáo. Nhiều Giáo phụ đã tiếp xúc với các Tông đồ hay các môn đệ các Tông đồ, nền văn hóa và đời sống xã hội của các ngài gần gủi với văn hóa, xã hội thời các Tông đồ. Kinh nghiệm Chúa Kitô còn là kinh nghiệm sống động nơi các ngài, nơi xã hội của các ngài, một xã hội ít bị giao động bởi những chiều hướng thế tục hóa của chúng ta ngày nay. Vì thế, những bản văn của các ngài cho thấy những kinh nghiệm sống động và gần gủi với Thiên Chúa. Các ngài như cảm nếm trong đời sống của mình mầu nhiệm Thiên Chúa, kinh nghiệm thần linh, thân phận yếu hèn của con người. Chúng ta sẽ cảm nghiệm điều này khi đọc Ignatiô, hay Augustinô, hay Grêgôriô thành Nysse cũng như nhiều Giáo phụ khác nữa. Quả thực, các ngài rất ý thức thực tại siêu việt của Thiên Chúa đồng thời niềm khao khát vô tận của con người là kẻ được chính Thiên Chúa mời gọi đến với Ngài, bởi vì chỉ có Thiên Chúa mới thỏa mãn những khát vọng sâu kín nhất của con người. Phong phú về văn hóa và linh đạo Tông đồ. Một điều cũng cần phải nói là các Giáo phụ là những người rất thấm nhuần văn hóa thời đại của các ngài. Các ngài đã đến với Kitô giáo từ phía ngoại giáo, nên nhiều vị trong các ngài mang trong mình hai nền văn hóa, vừa Kitô giáo vừa văn hóa đương thời. Vì thấm nhuần văn hóa đương thời, các ngài nhìn nhận Kitô giáo như tiếp nối và hoàn hảo nền văn hóa ngoại giáo, đồng thời cũng thấy những viên đá đợi chờ nơi nền văn hóa này, tức những gì là tích cực trong nền văn hóa ngoại giáo, những giá trị của nền văn hóa này do bởi chính Ngôi Lời Thiên Chúa vốn hoạt động nơi mọi người qua mọi thời. Nhờ các ngài mà Kitô giáo đã hội nhập vào trong xã hội và thế giới, góp phần vào công cuộc phát triển của Kitô giáo cũng như của văn minh nhân loại. Nhờ nỗ lực suy tư, học hỏi của các ngài, các Kitô hữu đã mạnh dạn dấn thân vào thế giới, xã hội, đồng thời nhiều công dân từ phía dân ngoại dễ dàng đến với Kitô giáo. Nói cách khác, công việc của các Giáo phụ rất phong phú về mặt văn hóa và định hướng truyền giáo. Nghiên cứu

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.