PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1. Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn.docx

Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh là mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Theo lộ trình, đến năm học 2024 - 2025, chương trình được thực hiện ở toàn bộ các cấp, lớp. Song song với hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, vừa giúp đánh giá được phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu cần đạt của chương trình, vừa giúp người dạy, người học cùng các cấp quản lý điều chỉnh các hoạt động dạy học và chỉ đạo chuyên môn bám sát thực tiễn. Bài thi tốt nghiệp THPT thuộc hình thức đánh giá kết thúc. Kết quả của bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ' văn có ý nghĩa quan trọng, giúp xác nhận kết quả học tập của học sinh sau toàn bộ quá trình học tập môn học ở nhà trường phổ thông, là cơ sở để xét công nhận tốt nghiệp THPT và là một trong những phương án để học sinh xét tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Với các nhà trường phổ thông, kết quả bài thi phản ánh chất lượng dạy và học bộ môn, là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng của cơ sở giáo dục. Để hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh đánh giá mới - đánh giá năng lực, thay vì đánh giá nội dung như chương trình 2006 - trước hết cần làm rõ một số định hướng về nội dung đề thi tốt nghiệp; định dạng, cấu trúc đề thi; cách thức ôn luyện và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn đạt hiệu quả cao. 1. Nội dung đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn gồm hai nội dung: Đọc hiểu và Viết. Để ôn luyện và làm chủ mỗi nội dung này, với mỗi mạch, cần làm rõ: học sinh đọc loại văn bản nào, viết đoạn văn, bài văn nghị luận về những vấn đề nghị luận xã hội, văn học nào (đối tượng đọc hiểu, đối tượng viết) và yêu cầu, mức độ cần đạt cho mỗi mạch nội dung mà học sinh cần phải thực hiện. Xác định rõ nội dung của từng phần và sự phân bố nội dung các phần đó ở mỗi lớp giúp học sinh ôn tập đúng trọng tâm, hệ thống và làm bài hiệu quả. 1.1. Đọc hiểu 1.1.1. Đối tượng đọc hiểu: Học sinh đọc hiểu một trong ba loại văn bản: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin, gồm: - Văn bản văn học: + Truyện: Truyện truyền kì (lớp 12); Truyện ngắn (truyện ngắn hiện đại) (lớp 10, 11, 12), Tiểu thuyết (lớp 10, 11, 12); Tiểu thuyết hiện đại (lớp 11, 12), Tiểu thuyết hậu hiện đại (lớp 12); Truyện thơ dân gian (lớp 11), Truyện thơ Nôm (lớp 11); Truyện kí (lớp 11); Thần thoại (lớp 10), Sử thi (lớp 10). + Thơ: Thơ trữ tình hiện đại (lớp 12); Thơ (có yếu tố tự sự, tượng trưng) (lớp 11); Thơ trữ tình (lớp 10). + Kịch: Hài kịch (lớp 12); Bi kịch (lớp 11); Kịch bản chèo hoặc tuồng (lớp 10). + Kí: Phóng sự (lớp 12); Nhật ký hoặc hồi kí (lớp 12); Tuỳ bút hoặc tản văn (lớp 11). - Văn bản nghị luận: Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học - Văn bản thông tin: Báo cáo nghiên cứu, văn bản thông tin tổng hợp, thư trao đổi công việc. - Văn bản của các tác giả: Hồ Chí Minh (văn nghị luận, truyện ngắn, thơ) (lớp 12), Nguyễn Du (thơ chữ Hán, Truyện Kiều) (lớp 11), Nguyễn Trãi (văn nghị luận, thơ chữ Nôm) (lớp 10). 1.1.2. Yêu cầu cần đạt trong đọc hiểu văn bản a. Văn bản văn học - Đọc hiểu nội dung + Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của nhân vật trong chỉnh thể tác phẩm. + Đánh giá được vai trò của những chi tiết tiêu biểu/ chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản.

 Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của phong cách cổ điển, hiện thực và lãng mạn qua các tác phẩm văn học tiêu biểu đã học (lớp 12).  Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học. Phân tích được tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học (lớp 11). - Liên hệ, so sánh, kết nối Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Hồ Chí Minh (lớp 12), Nguyễn Du (lớp 11), Nguyễn Trãi (lớp 10) để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này. + Nhận biết và phân tích được quan điểm của người viết về lịch sử, văn hóa, được thể hiện trong văn bản (lớp 12); Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa được thể hiện trong văn bản văn học (lớp 10). + Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về văn bản văn học (lớp 12, 11, 10); biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp (lớp 12). + Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc (lớp 12, 11, 10) và tiến bộ xã hội (lớp 12). + So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau (lớp 11), liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hóa khác nhau (lớp 10). - Đọc mở rộng Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình (lớp 12, 11, 10). b. Văn bản nghị luận - Đọc hiểu nội dung + Nhận biết, phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản ((lớp 12, 11, 10); chỉ ra mối liên hệ của chúng; đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản (lớp 12, 11) + Biết tiếp nhận, đánh giá nội dung với tư duy phê phán, nhận biết được mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết (lớp 12, 11, 10). - Đọc hiểu hình thức + Phân tích và đánh giá được cách tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận (chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ) trong văn bản để đạt được mục đích (lớp 12, 11, 10). + Phân tích được các biện pháp tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này (lớp 12, 11,10). + Nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận (lớp 12). - Liên hệ, so sánh, kết nối + Biết đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc (lớp 12, 11). + Liên hệ được nội dung văn bản với một tư tưởng, quan niệm, xu thế (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học) của giai đoạn mà văn bản ra đời để hiểu sâu hơn (lớp 11). - Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hóa, xã hội (lớp 10). + Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân (lớp 10). c. Văn bản thông tin - Đọc hiểu nội dung + Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản (lớp 10, 11, 12).
+ Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết, đánh giá được thái độ và quan điểm của người viết (lớp 12, 11, 10). - Đọc hiểu hình thức + Nhận biết được bố cục, mạch lạc của văn bản; đánh giá được sự phù hợp giữa nội dung và nhan đề văn bản; đề xuất được các nhan đề văn bản khác (lớp 12, 11,10). + Đánh giá được cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản. Phân biệt được dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, nhận biết và đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản (lớp 12). + Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp (lớp 10); Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin (lớp 10); Nhận biết cách trình bày dữ liệu, thông tin của người viết và đánh giá hiệu quả của chúng (lớp 11), Phân tích và đánh giá được tác dụng của các yếu tổ hình thức (bao gồm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ) để làm tăng hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin (lớp 11). - Liên hệ, so sánh, kết nối + So sánh được hiệu quả biểu đạt của văn bản thông tin chỉ dùng ngôn ngữ và văn bản thông tin có kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ (lớp 12). + Đánh giá, phê bình được văn bản dựa trên trải nghiệm và quan điểm của người đọc (lớp 12). + Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân (lớp 10). 1.2. Viết 1.2.1 Đối tượng viết Học sinh viết đoạn văn và bài văn (nghị luận xã hội, nghị luận văn học), về nghị luận xã hội, vấn đề nghị luận không nhất thiết liên quan đến ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi. về nghị luận văn học, vấn đề nghị luận thuộc ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Năng lực viết được đánh giá dựa trên yêu cầu cần đạt của mạch viết trong Chương trình GDPT môn Ngữ văn 2018 như được tổng hợp dưới đây. 1.2.2. Yêu cầu cần đạt a. Nghị luận xã hội - Viết được một bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội; trình bày rõ hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ; biết đặt ra các ý kiến phản bác để trao đổi, tranh luận lại; sử dụng các yếu tố thuyết minh và biểu cảm (lớp 12); - Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ (lớp 12), viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ (lớp 11,10). - Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm (lớp 10). Viết được một bài luận về bản thân (lớp 10). b. Nghị luận văn học - Viết được văn bản nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm văn học (lớp 12). - Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (lớp 11, 10) hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng; nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc (lớp 11).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.