Nội dung text 3016. Sở Bắc Ninh (giải).pdf
GROUP VẬT LÝ PHYSICS ĐỀ VẬT LÝ SỞ BẮC NINH 2024-2025 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Khi nói về mô hình động học phân tử, phát biểu nào sau đây sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử. B. Các phân tử chuyển động không ngừng. C. Giữa các phân tử chỉ có lực hút. D. Nhiệt độ của vật càng cao các phân tử chuyển động càng nhanh. Câu 2: Một học sinh sử dụng một ampe kế như hình bên để đo cường độ dòng điện. Độ chia nhỏ nhất của ampe kế là A. 0,2 A B. 0,1 A C. 0,5 A D. 0,4 A Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3, Câu 4 và Câu5: Hình bên là cấu trúc đơn giản của một máy lạnh có công suất tiêu thụ điện năng định mức là 1440 W. Để máy lạnh này hoạt động tốt, người ta bơm vào máy 1,15 kg môi chất lạnh (gas lạnh) R32. Máy hoạt động dựa trên nguyên lý trao đổi nhiệt giữa môi chất lạnh với không khí trong phòng và ngoài phòng thông qua hệ thống máy nén và dàn trao đổi nhiệt. Tại dàn nóng xảy ra quá trình môi chất lạnh R32 chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Quá trình này tỏa nhiệt lượng ra không khí bên ngoài phòng. Biết nhiệt hóa hơi riêng của R32 là 246 kJ/kg. Câu 3: Khi máy lạnh hoạt động bình thường thì điện năng tiêu thụ của máy lạnh trong 2 giờ là A. 0,72 KWh. B. 2880 KWh. C. 720 KWh. D. 2,88 KWh. Câu 4: Quá trình môi chất lạnh chuyển từ thể khí sang thể lỏng tại dàn nóng là quá trình A. thăng hoa. B. ngưng tụ. C. hoá hơi. D. nóng chảy. Câu 5: Trong một vòng tuần hoàn, nhiệt lượng tối thiểu cần cung cấp để 1,15 kg môi chất lạnh R32 chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí là A. 230,9 kJ. B. 282900 kJ. C. 230900 kJ. D. 282,9 kJ. Câu 6: Một khối lượng khí xác định biến đổi trạng thái như đồ thị được biểu diễn như hình bên. Mối quan hệ giữa các thông số trạng thái là A. 1 2 1 2 . V V T T B. 1 2 1 ' . p p V V C. 2 2 1 ' . p p T T D. 1 2 1 2 . p p T T
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 7, Câu 8 và Câu 9: Hình bên là một khung dây ABCD hình chữ nhật có điện trở 0,23 Ω được đặt sao cho một phần của khung nằm trong từ trường đều. Biết vectơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây và có độ lớn 0,55 T. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Dưới tác dụng của lực kéo F, khung dây chuyển động thẳng sang bên phải. Câu 7: Trong thời gian cạnh AB của khung chuyển động trong từ trường, nếu khung dây chuyển động đều với tốc độ 3,3 m/s thì suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là bao nhiêu? A. 0,75 V. B. 0,82 V. C. 0,62 V. D. 0,95 V. Câu 8: Trong thời gian cạnh AB của khung chuyển động trong từ trường, để khung chuyển động đều với tốc độ 3,3 m/s thì lực kéo F có độ lớn bằng A. 0,78 N. B. 0,92 N. C. 0,88 N. D. 1,02 N. Câu 9: Trong thời gian cạnh AB của khung chuyển động trong từ trường, nếu khung dây chuyển động càng chậm thì kim chỉ của ampe kế A. bị lệch khỏi số 0 càng nhiều. B. bị lệch khỏi số 0 càng ít. C. chuyển động qua lại quanh số 0 càng nhanh. D. chuyển động qua lại quanh số 0 càng chậm. Câu 10: Trường hợp nào sau đây không có tương tác từ? Cho một thanh nam châm lại gần A. một dòng điện không đổi. B. một thanh nhôm. C. một thanh nam châm. D. một dòng điện xoay chiều. Câu 11: Sóng điện từ sử dụng trong điều khiển từ xa của tivi, điều hòa là A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. sóng cực ngắn. D. sóng ngắn. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 12 và Câu 13: Một máy phát điện xoay chiều đơn giản gồm khung dây quay đều trong từ trường như hình bên. Câu 12: Suất điện động xoay chiều trong khung dây có độ lớn cực tiểu tại thời điểm A. mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. B. mặt phẳng khung dây song song với đường sức từ. C. mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ một góc 45o . D. mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ một góc 60o . Câu 13: Chọn phát biểu đúng. A. Khung dây và nam châm đều là rôto. B. Khung dây và nam châm đều là stato. C. Khung dây là stato, nam châm là rôto. D. Khung dây là rôto, nam châm là stato. Câu 14: Cho bốn lượng khí khác nhau biến đổi đẳng áp ở áp suất bằng nhau thì thu được bốn đường đẳng áp có dạng như hình bên. Lượng khí có số mol nhỏ nhất ứng với đường đẳng áp nào? A. Đường (3). B. Đường (1). C. Đường (4). D. Đường (2). Câu 15: Trong hệ SI, đơn vị của nhiệt hoá hơi riêng là A. J/mol.kg. B. J/K. C. J/kg. D. J/mol.K. A B C D
Câu 3: Bom nhiệt lượng dùng để đo năng lượng nhiệt giải phóng khi đốt cháy hoàn toàn một mẫu chất. Nó được cấu tạo gồm một nhiệt lượng kế chứa nước, bên trong có một thùng kim loại nhỏ, kín gọi là bom (không liên quan đến vũ khí quân sự). Thùng này đặt chìm trong nước. Trong một lần đo, người ta sử dụng mẫu chất đốt cháy là một miếng bánh quy Cosy Marie khô có khối lượng 24 g đặt vào trong thùng kim loại với lượng oxy đủ để cháy hết mẫu. Sau đó đốt cháy mẫu nhờ các dây cháy. Biết thùng kim loại làm bằng nhôm có khối lượng 0,8 kg, thành trong của nhiệt lượng kế cũng làm bằng nhôm có khối lượng 1,2 kg nước trong bình nhiệt lượng kế có khối lượng 4,5 kg, nhiệt độ ban đầu của nước khi chưa đốt cháy mẫu là 20 oC, nhiệt độ ổn định của nước khi đốt cháy hết mẫu bánh quy là 44,5oC, nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là cnhôm = 0,22 kcal/kg.K, cnước = 1,00 kcal/kg.K, 1kcal = 4181 J. a) Toàn bộ nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết mẫu bánh quy được truyền cho thùng kim loại và nước trong bình nhiệt lượng kế. b) Thùng kim loại hấp thụ một nhiệt lượng là 19,8 kcal. c) Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hết mẫu bánh quy Cosy Marie là 121 kcal. d) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hết 1 kg bánh quy Cosy Marie là 21,1.106 J Câu 4: Đặt khung dây dẫn hình chữ nhật ABCD có cạnh CD = 15 cm, cạnh BC = 20 cm vào trong từ trường đều sao cho mặt phẳng của khung nằm ngang và song song với các đường sức từ như hình bên. Biết có cảm ứng từ B = 0,25 T, khung dây có thể quay quanh trục đối xứng ( ) nằm trong mặt phẳng khung dây. Cho dòng điện có cường độ 0,8 A chạy trong khung dây. a) Lực từ tác dụng lên đoạn dây DC và AB có phương nằm ngang. b) Mỗi cạnh AD và CB chịu tác dụng của lực từ F⃗ có độ lớn là 0,04 N. c) Lực từ tác dụng lên đoạn dây AD và CB là ngẫu lực làm cho khung dây quay quanh trục () AD đi xuống BC đi lên. d) Moment ngẫu lực tác dụng lên khung dây có độ lớn cực đại là 3.10−3 (N.m). PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Để kiểm tra thời gian ngắt mạch của một cầu chì khi đoản mạch, một học sinh mắc cầu chì vào nguồn điện như hình vẽ. Biết nguồn điện có suất điện động E = 14 V, điện trở trong r = 0,25 , cầu chì được làm từ dây chì có điện trở R = 11,25 và có khối lượng 0,1 g, nhiệt dung riêng của chì là 130 J/kg.K, nhiệt độ nóng chảy của chì là 327,5 oC, nhiệt độ ban đầu của cầu chì khi chưa đóng mạch là 27 oC. Cho rằng dây chì sẽ đứt ngay khi nó đạt nhiệt độ nóng chảy, bỏ qua nhiệt lượng toả ra môi trường bên ngoài của cầu chì. Thời gian từ thời điểm đóng mạch đến thời điểm dây chì bị đứt là bao nhiêu giây? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng phần trăm) Câu 2: Cường dộ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = 5cos(ωt) (A) (t tính bằng s). Biết rằng trong thời gian 0,01 s thì dòng điện tăng dần từ giá trị 0A đến giá trị 2, 5 2 A. Tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch là bao nhiêu Héc?