Nội dung text A 234.161_BI TICH RUA TOI 2017 - DO XUAN VINH.pdf
2017
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT DS : Denzinger, Symboles et définitions de la foi catholique GL : Bộ Giáo Luật 1983 GLCG: Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo 1992 PV : Hiến Chế Phụng Vụ, Sacrosanctum Concilium HT : Hiến Chế Hội Thánh, Lumen Gentium NL : Nghi lễRửa Tội trẻ nhỏ - Bộ Phụng Tự, năm 1969 NT : Nghi thức gia nhập Kitô giáo của người lớn, năm 1972
LỜI NÓI ĐẦU: THỰC TẠI VÀ THÁCH ĐỐ 3 LỜI NÓI ĐẦU: BÍ TÍCH RỬA TỘI THỰC TẠI VÀ THÁCH ĐỐ Sau khi Phục Sinh, Đức Giêsu Kitô đã truyền lệnh cho các Tông Đồ: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28,19). Vâng lệnh Chúa truyền, suốt hai ngàn năm qua, Hội Thánh không ngừng cử hành Bí tích Rửa Tội để đón nhận sự gia nhập của con cái mình và nhờ đó Hội Thánh không ngừng được lớn mạnh. Đó là đức tin của chúng ta. Tuy nhiên, đức tin của chúng ta về Bí tích Rửa Tội vẫn không ngừng bị chất vấn bởi những thách đố: 1/ thách đố trong tương quan với chính mình: việc gia nhập vào Hội Thánh qua Bí tích Rửa Tội phải chăng cũng giống như một thủ tục hành chính? Ngoài việc được gia nhập Hội Thánh, Bí tích Rửa Tội có mang lại điều gì khác? Để lãnh nhận có cần điều kiện? 2/ thách đố trong tương quan với Thiên Chúa: Bí tích Rửa Tội của Kitô giáo có khác biệt gì với việc thanh tẩy của Do Thái giáo không? Việc thiết lập Bí tích này được hiểu như thế nào? Đức Giêsu có trao quyền cho Hội Thánh thực thi Bí tích này không? 3/ thách đố trong tương quan với Hội Thánh: trong suốt chiều dài lịch sử của Hội Thánh, việc thực thi Bí tích này không ngừng được thích nghi với thời đại, vậy Hội Thánh có quyền làm như thế không và việc thích nghi có làm mất đi tính tông truyền không?
4 THẦN HỌC TÍN LÝ: BÍ TÍCH RỬA TỘI Những thách đố trên sẽ là động lực giúp chúng ta học hỏi về thần học Bí tích này. Nói đến thần học, chúng ta không chỉ nói đến suy tư của con người, nhưng trước hết đó là suy tư dựa trên mặc khải mà Thiên Chúa biểu lộ qua Thánh Kinh và Thánh Truyền. Do vậy, việc học hỏi của chúng ta sẽ gồm bốn chương: Chương thứ nhất là nền tảng Thánh Kinh: chúng ta sẽ tìm hiểu Bí tích này có nền tảng Thánh Kinh thế nào, việc thiết lập được hiểu ra sao. Chương thứ hai là nền tảng Thánh Truyền: chúng ta nhìn lại suốt hai ngàn năm qua Hội Thánh đã làm gì để gìn giữ và phát triển đặc tính Tông Truyền của Bí tích này. Chương thứ ba là nền tảng thần học: chúng ta sẽ đề cập từng yếu tố làm nên thần học Bí tích Rửa Tội và cũng sẽ đề cập giáo huấn hôm nay của Hội Thánh. Chương cuối cùng là những gợi ý mục vụ với mục đích để việc chuẩn bị, việc cử hành và việc sống Bí tích này gặt hái được nhiều hoa trái thiêng liêng.