PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 12. Liên kết cộng hóa trị - GV.pdf


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 2 Ví dụ 2. Giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử HCl, O2 và N2. Đáp án: + Nguyên tử hydrogen (H) có cấu hình electron là 1s1 , chlorine (Cl) có cấu hình electron là [Ne]3s23p5 . Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử. Lên kết giữa H và Cl được tạo nên bởi 1 cặp electron dùng chung + Nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4 . Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử O đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử O cùng góp 2 electron để tạo nên 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử. + Nguyên tử nitrogen (N) có cấu hình electron là 1s22s22p3 . Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N đều cần thêm 3 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo nên 3 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử. Ví dụ 3. Cho các phân tử sau: a) Bromine (Br2). b) Hydrogen sulfide (H2S). c) Methane (CH4). d) Ammonia (NH3). e) Carbon dioxide (C2H4). g) Ethyne (C2H2). 1) Viết công thức electron, công thức cấu tạo và công thức Lewis cho các phân tử trên. 2) Phân tử nào có chứa liên kết đôi? Phân tử nào có chứa liên kết ba? Đáp án: 1) Công thức electron Công thức Lewis Công thức cấu tạo a) Bromine (Br2). Br – Br b) Hydrogen sulfide (H2S). H – S – H H – S – H
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 3 c) Methane (CH4). d) Ammonia (NH3). e) Ethene (C2H4). g) Ethyne (C2H2). 2) Liên kết đôi: C2H4, Liên kết ba: C2H2. Ví dụ 4. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố carbon thuộc ô thứ 6, nguyên tố oxygen thuộc ô thứ 8. a. Liên kết trong phân tử CO2 thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực. b. Khi hình thành liên kết tạo phân tử CO2, nguyên tử carbon tham gia góp chung 1 electron với mỗi nguyên tử oxygen. c. Phân tử CO2 là phân tử phân cực. d. Liên kết giữa nguyên tử carbon và mỗi nguyên tử oxygen trong phân tử CO2 là liên kết đôi. Trong mỗi ý a), b), c), d) trả lời đúng hoặc sai Đáp án: Công thức Lewis a. Đ. b. S. Giữa nguyên tử carbon và mỗi nguyên tử oxygen có 2 cặp electron chung. c. S. Các liên kết C=O trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị có cực, nhưng do có cấu tạo thẳng nên CO2 là phân tử không có cực. d. Đ. II. LIÊN KẾT CHO NHẬN: - Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hoá trị, trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp. Liên kết này được biểu diễn bằng mũi tên (→) từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận. Ví dụ 1. Cho biết đặc điểm của nguyên tử “cho” và nguyên tử “nhận” trong phân tử có liên kết cho – nhận. Đáp án: Nguyên tử “cho” là nguyên tử đóng góp cặp electron chung, nguyên tử đó phải còn cặp electron chưa liên
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC 4 kết. Nguyên tử “nhận” là nguyên tử không đóng góp electron, nguyên tử đó phải còn orbital trống, không chứa electron. Ví dụ 2. a) Biết phân tử CO cũng có liên kết cho – nhận. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của CO. b) Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hoá mạnh, phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Ozone xuất hiện ở tầng đối lưu và tầng binh lưu của khí quyển. Tuỳ thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên mà nó ảnh hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện diện liên kết cho – nhận. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone. Đáp án: a) Công thức electron Công thức cấu tạo: b) Trong phân tử ozone có liên kết cho – nhận nên công thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone lần lượt là: Ví dụ 3. Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận: a) phân tử sulfur dioxide (SO2). b) ion NH4 + . Đáp án: a) Khi hình thành phân tử, một nguyên tử O góp chung 2 electron với nguyên tử S để tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Nguyên tử O còn lại chưa được liên kết. Trong khi đó nguyên tử S vẫn còn 2 đôi electron chưa tham gia liên kết. ⇒ Nguyên tử S sẽ cho nguyên tử O chưa tham gia liên kết 1 cặp electron để dùng chung. b) Trong phân tử NH3, nguyên tử N còn 1 cặp electron chưa tham gia liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi cho NH3 kết hợp với ion H+ , nguyên tử N sử dụng một cặp electron chưa liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion NH4 + . Ví dụ 4. Cho biết tổng số electron trong anion 2 AB3 − là 42. Trong các hạt nhân A cũng như B có số proton bằng số neutron a) Tính số khối của A, B. b) Đề xuất cấu tạo Lewis của anion 2 AB3 − sao cho phù hợp với quy tắc octet. Đáp án: a) Coi x, y lần lượt là số proton (electron) tương ứng của nguyên tử A và B Ta có x + 3y = 42 – 2 = 40  y < 40 3 =13,33

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.