Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.pdf
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 1 CHỦ ĐỀ 2: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. + Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử. + Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có chung tính chất hóa học. + Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hóa học gồm: 90 nguyên tố trong tự nhiên. Số còn lại do con người tổng hợp, được gọi là nguyên tố nhân tạo 2. Tên nguyên tố hóa học - Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên riêng. - Một số cách đặt tên nguyên tố hóa học khác nhau 3. Kí hiệu hóa học - Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố. - Cách biểu diễn kí hiệu hóa học: + Biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong tên nguyên tố. + Chữ cái đầu tiên được viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết thường. Ví dụ: + Kí hiệu hóa học của nitrogen là N,... - Trong một số trường hợp, kí hiệu hóa học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố sodium là Na; Kí hiệu của nguyên tố iron là Fe,... Tên gọi, kí hiệu Hóa học và khối lượng nguyên tử của 20 nguyên tố đầu Số hiệu nguyên tử (Z) Kí hiệu hóa học Tên nguyên tố hóa học Phiên âm Quốc tế Khối lượng nguyên tố (amu) 1 H Hydrogen /ˈhaɪdrədʒən/ 1 2 He Helium /ˈhiːliəm/ 4 3 Li Lithium /ˈlɪθiəm/ 7 4 Be Beryllium /bəˈrɪliəm/ 9 5 B Boron /ˈbɔːrɒn/ /ˈbɔːrɑːn/ 11 6 C Carbon /ˈkɑːbən/ /ˈkɑːrbən/ 12 7 N Nitrogen /ˈnaɪtrədʒən/ 14 8 O Oxygen /ˈɒksɪdʒən/ /ˈɑːksɪdʒən/ 16 9 F Fluorine /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊəriːn/ /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊriːn/ 19
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 2 10 Ne Neon /ˈniːɒn/ /ˈniːɑːn/ 20 11 Na Sodium /ˈsəʊdiəm/ 23 12 Mg Magnesium /mæɡˈniːziəm/ 24 13 Al Aluminium /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ 27 14 Si Silicon /ˈsɪlɪkən/ 28 15 P Phosphorus /ˈfɒsfərəs/ /ˈfɑːsfərəs/ 31 16 S Sulfur /ˈsʌlfə(r)/ /ˈsʌlfər/ 32 17 Cl Chlorine /ˈklɔːriːn/ 35,5 18 Ar Argon /ˈɑːɡɒn/ /ˈɑːrɡɑːn/ 39,9 19 K Potassium /pəˈtæsiəm/ 39 20 Ca Calcium /ˈkælsiəm/ 40 B. BÀI TẬP PHẦN I. BÀI TẬP TỰ LUẬN 1. Bài tập cơ bản Bài 1: Hoàn thành bảng thông tin sau (Dựa vào bảng 2.1 trang 17 và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học trang 25 SGK) Nguyên tố hóa học Kí hiệu Số p Khối lượng nguyên tử Ghi chú Carbon Kí hiệu có 1 chữ cái Hydrogen Nitrogen Phosphorus Sulfur Magnesium Kí hiệu có 2 chữ cái Silicon Calcium Zinc Barium Hướng dẫn Nguyên tố hóa học Kí hiệu Số p Khối lượng nguyên tử Ghi chú
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 3 Carbon C 6 12 Kí hiệu có 1 chữ cái Hydrogen H 1 1 Nitrogen N 7 14 Phosphorus P 15 31 Sulfur S 16 32 Magnesium Mg 12 24 Kí hiệu có 2 chữ cái Silicon Si 14 28 Calcium Ca 20 40 Zinc Zn 30 65 Barium Ba 56 137 Bài 2: Xác định tên, KHHH của các nguyên tố có đặc điểm của nguyên tử như sau: a. Điện tích hạt nhân là +11 b. Vỏ nguyên tử có 17 electron c. Vỏ nguyên tử có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 6 electron d. Tổng các hạt p, e, n cấu tạo nên nguyên tử là 19. Trong hạt nhân, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Hướng dẫn a. Điện tích hạt nhân là + 11 => Trong hạt nhân có 11 proton Nguyên tố là sodium (Natri), KHHH là Na b. Vỏ nguyên tử có 17 electron => Trong hạt nhân có 17 proton Nguyên tố là chlorrine, KHHH là Cl c. Số electron ở vở nguyên tử là: 2 + 8 + 6 = 16 => Trong hạt nhân có 16 proton Nguyên tố là sulfur, KHHH là S d. Theo đề ra ta có: p + e + n = 19 (I) n – p = 1 (II) Trong nguyên tử: p = e (III) Từ (I), (II), (III) => p = e = 6; n = 7 Với p = 7 => Nguyên tố là nitrogen (nitrogen), KHHH là N Bài 3: Cho bảng thông tin các nguyên tử A, B, C, D, E như sau Số e Số p Số n Khối lượng nguyên tử A 7 8 B 8 8 C 9 10 D 8 8 E 8 10 a. Hoàn thành bảng thông tin trên b. Cho biết những nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học? Vì sao? c. Xác định tên và KHHH của các nguyên tố tương ứng Hướng dẫn a. Hoàn thành bảng thông tin Số e Số p Số n Khối lượng nguyên tử A 7 7 8 15 amu B 8 8 9 17 amu C 9 9 10 19 amu D 8 8 8 16 amu E 8 8 10 18 amu
Nguyễn Thành Kiên, tài liệu BD HSG KHTN 7 – Zalo: 0972521072 4 b. Nguyên tử B, D, E thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học. Vì các nguyên tử này đều có 8 proton trong hạt nhân. c. Biết số p ta xác định được nguyên tố - Nguyên tử A có p = 7 là nitrogen (nitrogen), KHHH là N - Nguyên tử B, D, E có p = 8 là oxygen, KHHH là O - Nguyên tử C có p = 9 là fluorine, KHHH là F Bài 4: Cho biết tên, KHHH của nguyên tố A. Biết nguyên tử A a. có 8 hạt p trong hạt nhân b. 6 hạt e c. Tổng số hạt mang điện là 26 d. Có 3 lớp e và ở lớp ngoài cùng có 2e Hướng dẫn a. Oxygen – KHHH: O. b. Carbon – KHHH: C c. ta có: p + e = 26 suy ra p = e = 13: tên nguyên tố: Aluminium – KHHH: Al. d. Magnesium – KHHH: Mg 2. Bài toán tính số hạt trong nguyên tử a. Lí thuyết và phương pháp giải - Số hạt mang điện tích dương là proton kí hiệu là p (+). - Số hạt mang điện tích âm là electron, kí hiệu là e (-). - Số hạt không mang điện là neutron, kí hiệu là n(không mang điện tích). - Tổng số hạt trong 1 nguyên tử = p + e + n (vì p = e) Tổng số hạt trong 1 nguyên tử = 2p + n - Số khối A = p + n. - Với các nguyên tử có p 82 thì luôn luôn tồn tại p n 1,5p hoặc 3p tổng số hạt (X) 3,5p. b. Ví dụ minh họa. 1. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử X là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm xấp xỉ 35,7%. Tính số hạt mỗi loại và cho biết tên nguyên tử X. 2. Tổng số hạt p, e, n trong nguyên tử Y là 49, trong đó số hạt mang điện chiếm xấp xỉ 65,3%. Tính số hạt mỗi loại và cho biết tên nguyên tử Y. Hướng dẫn 1. Số hạt không mang điện là: Tổng số hạt: p + e + n = 28 (mà p = e) 2p + 10 = 28 Vậy X là nguyên tử Flo (F). 2. Số hạt mang điện là: (mà p = e) Tổng số hạt: p + e + n = 49 32 + n = 49 n = 49 – 32 = 17 Vậy Y là nguyên tử chlorine (Cl). 35,7 n 28 10 100 = = 28 10 p e 9 2 − = = = 65,3 p e 49 32 100 + = = 32 p e 16 2 = = =