PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 1000 bài văn tập môn ngữ văn.Image.Marked.pdf

80 BÀI TẬP NGHỊ LUẬN VĂN HỌC – NGỮ VĂN 12 – PHẦN 2 ĐỀ SỐ 01. CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN ĐIỆN BIÊN LẦN 1 Bàn về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng" của nhà thơ Xuân Quỳnh có ý kiến cho rằng: “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của enngười phụ nữ trong tình yêu”.Ý kiến khác lại cho rằng: “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”. Từ cảm nhận về hình tượng "em" trong bài thơ "Sóng", anh/chị hãy bình luận về các ý kiến trên. 1. KHÁI QUÁT: - Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành, đằm thắm, da diết trong khát vọng đời thường. - Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Trong bài thơ, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng “em” với những vẻ đẹp của người phụ nữ khi yêu. - Giải thích các ý kiến: + “Vẻ đẹp truyền thống”: vẻ đẹp có từ xưa, được bảo tồn trong cuộc sống hiện đại, trở thành nét đặc trưng về tinh thần, văn hóa của cộng đồng, dân tộc... + “Vẻ đẹp hiện đại”: thời đại ngày nay, con người có đời sống văn hóa, tinh thần tự do, dân chủ, không bị ràng buộc bởi những hệ tư tưởng phong kiến. - Hai ý kiến đề bài đưa ra đều đúng, bổ sung cho nhau, làm nên vẻ đẹp hoàn thiện vẻ đẹp của hình tượng “em” trong tình yêu tình yêu mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm. 2. PHÂN TÍCH: a. “Bài thơ thể hiện vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu” - Tình yêu của “em” gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. (nỗi nhớ tràn ngập không gian, thời gian; cả ý thức lẫn vô thức: “cả trong mơ còn thức”) - Chung thủy , son sắt trong tình yêu: Với em không chỉ có phương Bắc, phương Nam mà còn có cả “phương anh”. Đó là phương của tình yêu đôi lứa, là không gian của tương tư. - Khát vọng về một mái ấm gia đình hạnh phúc: Cũng như sóng, dù muôn vàn cách trở rồi cuối cùng cũng đến được bờ, “em”- trên hành trình đi tìm hạnh phúc cho dù lắm chông gai nhưng vẫn tin tưởng sẽ đến được bến bờ hạnh phúc “Cuộc đời tuy dài thế/ Năm tháng vẫn đi qua/ Như biển kia dẫu rộng/ Mây vẫn bay về xa"
b. “Hình tượng em thể hiện vẻ đẹp hiện đại của người phụ nữ đang yêu”. - Tâm lí phong phú, đa dạng, luôn chứa đựng biến động, thao thức thất thường, vừa nồng nàn, táo bạo, tha thiết, vừa tỉnh táo, đắm say - Trong tình yêu “em” không cam chịu, nhẫn nhục mà luôn chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt, đồng cảm, bao dung “Sông hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”; dám chủ động, trực tiếp bày tỏ tình yêu “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” - “Em” dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời "Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ" c. Nghệ thuật: - Bài thơ có âm hưởng vừa dạt dào, sôi nổi, vừa êm dịu, lắng sâu. Kết cấu song trùng hai hình tượng “sóng” và giúp người phụ nữ biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn và những quan niệm về tình yêu vừa mới mẻ, hiện đại, vừa sâu sắc, mang tính truyền thống. - Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, cách ngắt nhịp linh hoạt, nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ được sử dụng sáng tạo, tài hoa. 3. ĐÁNH GIÁ: - Hai ý kiến đều đúng, thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu. Nhưng mặt khác. Quan niệm về tình yêu của Xuân Quỳnh có cốt rễ sâu xa trong tâm thức dân tộc vì thế thơ Xuân quỳnh nói chung và bài thơ “Sóng” nói riêng tạo sự đồng điệu trong nhiều thế hệ độc giả. Hai ý kiến không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp người đọc cảm nhận bài thơ ở cả bề mặt, chiều sâu và có những phát hiện thú vị, mới mẻ trong mĩ cảm. "Sóng" xứng đáng là một trong những bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ ca hiện đại Việt Nam nói chung. ĐỀ SỐ 02. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HỒ CHÍ MINH Phân tích nhân vật bà cụ Tứ [Vợ nhặt – Kim Lân] và nhân vật người đàn bà hàng chài [Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu] để thấy được tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn của hai người mẹ này. 1. Giới thiệu chung: - Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
"Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. - Nguyễn Minh Châu là một cây bút tiêu biểu trong nên văn học hiện đại Việt Nam, được đánh giá là "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" cho công cuộc đổi mới văn học từ sau 1975. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiêu biểu cho phong cách văn xuôi và những đổi mới trong sáng tác của ông. Tác giả đã khắc họa nhân vật người đàn bà hàng chài - một người phụ nữ nghèo, lam lũ, vất vả nhưng vẫn ánh lên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu. 2. Phân tích: * Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn bà cụ Tứ: - Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. - Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc. Bà giấu nỗi đau buồn, lo lắng để nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng vào tương lai. - Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con: + Trong ý nghĩ: bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời". Trong lời nói: Bà nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng sau này: " Tràng ạ, khi nào...đàn gà cho mà xem". Trong bữa cơm ngày đói, Kim Lân đã để cho bà cụ gần đất xa trời lại trải qua bao khốn khổ cuộc đời là người nói nhiều nhất về tương lai hạnh phúc. Thì ra chính tình thương yêu con đã khiến cho sức sống, sự lạc quan ở người mẹ ấy bùng lên mạnh mẽ. + Trong hành động: Bà cùng con dâu thu dọn nhà cửa, quét dọn sân vườn cho sạch sẽ; nấu một nồi cháo cám bổ sung vào bữa ăn ngày đói như để ăn mừng nhân ngày con trai lấy được vợ. * Tình mẫu tử là cội nguồn tạo nên sức sống mãnh liệt trong tâm hồn người đàn bà hàng chài: - Rất mực yêu thương con: tận tâm bảo bọc, che chở, cố tránh cho con khỏi bị tổn thương...
- Chấp nhận chung sống vời người đàn ông vũ phu chứ quyết không chịu bỏ cũng vì muốn những đứa trẻ luôn có bố "đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được" - Hạnh phúc bình dị là khi nhìn những đưa con được ăn no. => Chính tình thương con là sức mạnh để chị tìm thấy niềm vui và ý nghĩa cuộc sống. 3. Đánh giá: - Khẳng định tài năng của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu trong việc miêu tả hai nhân vật bà cụ Tứ và người đàn bà hàng chài. Cả hai nhân vật đều được đặt vào những tình huống éo le, đặc biệt và đều được các tác giả đi sâu khai thác thế giới bên trong nội tâm nhân vật. - Tuy hoàn cảnh khác nhau nhưng hai người mẹ này đều có nét chung là trải qua nhiều nỗi khổ cực trong đời mà vẫn luôn giữ được sự lạc quan, niềm tin vào tương lai và cội nguồn sâu xa của những điều đó chính là nhờ tình yêu thương con vô bờ. Hai nhân vật này đã góp phần hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam. ĐỀ SỐ 03. CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LẦN 1 Anh/ chị hãy phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” (SGK Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục) của nhà thơ Quang Dũng. 1 Giới thiệu chung: - Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, ông làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc,... nhưng thành công hơn cả là trong lĩnh vực thơ ca. - "Tây Tiến" là bài thơ xuất sắc trong sự nghiệp văn chương của Quang Dũng, cũng là một trong những bài thơ hay nhất viết về đề tài người lính trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến vừa hào hùng vừa hào hoa. 2 Phân tích vẻ đẹp người lính Tây Tiến: a/ Vẻ đẹp hào hùng: * Được khắc họa tập trung trong tương quan với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hiểm trở, dữ dội, hùng vĩ. * Những biểu hiện cụ thể: - Những người lính có lí tưởng yêu nước cao cả. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” đã kết tinh được vẻ đẹp lí tưởng yêu nước của những chàng trai thanh niên Hà Nội. Họ là những chàng trai thời loạn tự nguyện xếp bút nghiên ra chiến trường, sẵn sàng dấn thân, xả thân cho đất nước với lí tưởng cao cả “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. - Những người lính có ý chí , nghị lực, đối mặt vượt lên mọi khó khăn thử thách. Biết bao khó khăn chồng chất: sự hiểm trở cả địa hình (“Dốc lên khúc khuỷu”, “heo hút cồn

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.