PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text TỔNG HỢP ĐỀ ÔN THI KTBCTC.pdf

KTGK cô Loan Tình huống 1 (sử dụng cho câu 1-5): Trong quá trình kiểm toán BCTC kết thúc ngày 31/12/20X1 của Công ty Nguyễn Oanh, KTV An nhận thấy Phải thu khách hàng có số dư 5,6 tỷ đồng. KTV An chọn 36 khách hàng để gửi thư xác nhận dạng khẳng định trong tổng số 80 khách hàng. Việc lựa chọn này được căn cứ vào các khách hàng có giao dịch thường xuyên và có số phát sinh lớn trong năm. Khi đối chiếu thư xác nhận, An phát hiện có 2 thư xác nhận bị lệch, và 2 thư xác nhận không trả lời. Chi tiết số dư trên sổ sách kế toán của 2 thư xác nhận có số dư bị lệch như sau: ● Khách hàng X: 100 triệu đồng ● Khách hàng Y: 50,2 triệu đồng - Khách hàng X: Số dư 100 triệu đồng đã được công ty X thanh toán vào ngày 31/12/20X1 bằng ủy nhiệm chi với số tiền 80 triệu đồng cho công ty Nguyễn Oanh. Do vậy, công ty X chỉ còn nợ công ty 20 triệu đồng vào cuối năm. - Khách hàng Y: Công ty Y không nợ của công ty Nguyễn Oanh vào ngày 31/12/2019. Số dư 50,2 triệu đồng chênh lệch mà Công ty Nguyễn Oanh ghi nhận liên quan đến hóa đơn số 0224 ngày 30/12/20X1, giá trị 50,2 triệu đồng nhưng hàng giao cho công ty Y ngày 2/1/20X1. 1. Trong các nhận xét sau đây về phương pháp gửi thư xác nhận khi kiểm toán khoản mục Phải thu khách hàng của KTV An, nhận xét nào là hợp lý: a. Chọn các khách hàng có giao dịch thường xuyên trong năm để gửi thư xác nhận là phương pháp rất hợp lý. b. Lựa chọn như KTV AN không thể giúp phát hiện việc khai khống hay xác định các khoản khách hàng không có thực nhưng có số dư lớn cuối năm và số giao dịch ít trong năm. c. Việc chọn các khách hàng có số phát sinh lớn trong năm để gửi thư xác nhận là biện pháp hữu hiệu nhất d. Việc lựa chọn như KTV An là hoàn toàn hợp lý. 2. Theo đó, các cơ sở nào cần được xem xét khi lựa chọn khách hàng để gửi thư xác nhận, ngoại trừ: a. Các khách hàng có số dư tồn đọng qua nhiều năm nhưng chưa được thanh toán. b. Các khách hàng có giao dịch thường xuyên trong năm nhưng số dư cuối kỳ thấp. c. Chỉ lựa chọn khách hàng có số dư lớn vào cuối kỳ. d. Sử dụng biện pháp lấy mẫu kiểm toán để đảm bảo tính khách quan. 3. Đối với khách hàng X, KTV An nên làm gì tiếp theo: a. Kiểm tra số tiền và ngày thực hiện ủy nhiệm chi của công ty X. b. Thu thập ủy nhiệm chi nói trên và đề nghị bút toán điều chỉnh giảm Nợ phải thu/ tăng Tiền 80 triệu. c. Kiểm tra sổ phụ ngân hàng trước và sau ngày 31/12/20X1 của công ty X để xem ngày ghi nhận số tiền đã thanh toán trên số phụ của ủy nhiệm nói trên. d. Thu thập ủy nhiệm chi nói trên và đề nghị bút toán điều chỉnh giảm Nợ phải thu/tăng Tiền 100 triệu. 4. Đối với khách hàng Y, KTV An nên làm gì tiếp theo: a. Kiểm tra điều kiện bán hàng, phiếu giao hàng và ghi nhận giảm Nợ phải thu, tăng Hàng tồn kho, giảm Doanh thu và giảm Giá vốn hàng bán phù hợp. Nợ DT/có NPT Nợ HTK/có GVHB b. Kiểm tra hợp đồng, phiếu giao hàng và ghi nhận giảm Nợ phải thu, giảm Doanh thu 50,2 triệu đồng. c. Kiểm tra điều kiện bán hàng, phiếu giao hàng và ghi nhận giảm Nợ phải thu, giảm Hàng tồn kho, giảm Doanh thu và giảm Giá vốn hàng bán phù hợp. d. Không cần làm gì vì công ty Nguyễn Oanh đã ghi nhận hợp lý theo hóa đơn bán hàng. 5. Hãy cho biết thủ tục thay thế phù hợp mà KTV An phải áp dụng đối với 2 khách hàng không trả lời là gì: a. Kiểm tra việc thanh toán sau ngày kết thúc niên độ của 2 khách hàng không hồi âm.(để xác định tính hiện hữu) b. KTV An nên thay thế thủ tục gửi thư xác nhận bằng cách kiểm tra hóa đơn bán hàng, phiếu giao hàng của người mua. c. Tiếp hối thúc khách hàng gửi thư xác nhận đồng thời gia hạn thời gian phát hành báo cáo kiểm toán. d. Thảo luận với BGĐ về việc lập dự phòng đầy đủ cho hai thư xác nhận không về này. Downloaded by Ph??ng Kim ([email protected]) lOMoARcPSD|13204693

c. Ghi nhận doanh thu cho các mặt hàng với điều kiện cho phép trả lại hàng nhưng không thuyết minh chính sách bán hàng. d. Không công bố thông tin về nợ tiềm tàng đã được giải quyết. 15. Nếu kế toán nợ phải thu kiêm nhiệm việc thu tiền, thì rủi ro có sai sót trọng yếu sẽ cao do người này có thể thực hiện gian lận bằng cách: a. Đánh cắp hàng tồn kho b. Ghi nhận các khoản nợ phải thu ảo c. Thực hiện kỹ thuật lapping d. Xóa sổ nợ phải thu không hợp lý. 16. Bằng cách phân tích, KTV nhận thấy số vòng quay nợ phải thu giảm xuống đáng kể và tỷ trọng tiền trên tổng tài sản tăng cao so với năm trước. Khi tìm hiểu, KTV biết rằng doanh nghiệp đã nới lỏng chính sách bán chịu từ 3 tháng lên 6 tháng để tránh sụt giảm doanh số do cạnh tranh khốc liệt. Khi đó, KTV đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu nào là cao: a. Hiện hữu đối với tiền b. Đầy đủ đối với tiền c. Đánh giá và phân bổ với Tiền và Nợ phải thu d. HIện hữu đối với Nợ phải thu danh sách bán chịu đc nới lỏng nhưng vòng quay nợ phải thu giảm tức thu được tiền nhiều hơn => nguy cơ bị khai khống tiền 17. Cách xác định giá trị thuần có thể thực hiện được đối với hàng tồn kho là hàng hóa, thành phẩm được thực hiện như sau: a. Giá trị thuần có thể thực hiện có thể xác định bằng các ước tính đặc thù của KTV. b. Hàng tồn kho cuối kỳ phải được trình bày trên BCĐKT theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. c. Xem xét giá bán thực tế của mặt hàng trên thị trường d. Xem xét giá bán của mặt hàng của đơn vị vào của năm trước với cùng thời điểm bán và điều kiện thương mại tương tự. 18. Phương pháp nào sau đây không phù hợp để nhận diện hàng tồn kho bị giảm giá: a. Thủ tục phân tích số vòng quay hàng tồn kho và phỏng vấn nhân viên đơn vị về nhu cầu thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm. b. Quan sát hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời, chậm luân chuyển khi kiểm kê. c. Kiểm tra và so sánh giá bán trung bình của sản phẩm năm nay và hai năm trước đó. d. Đọc lướt sổ chi tiết hàng tồn kho để nhận diện hàng chậm luân chuyển. KTGK thầy Hoạt 5. Kiểm toán viên kiểm tra một số nghiệp vụ bán hàng quanh thời điểm khóa số nhằm thu thập bằng chứng liên quan đến mục tiêu kiểm toán nào dưới đây của khoản mục doanh thu: a. Đánh giá và Ghi chép chính xác c. Đầy đủ hoặc phát sinh. b. Trình bày và thuyết minh d. Hiện hữu và quyền. 7. Công ty XYZ che dấu khoản thiếu hụt quỹ tiền mặt tại các chi nhánh bằng cách chuyển tiền từ chi nhánh này sang chi nhánh khác và bằng cách bản những chứng khoán có tính thanh khoản cao.Thủ tục kiểm toán nào sau đây được xem hữu hiệu nhất để phát hiện sự che dấu này. a. Kiểm tra các phiếu thu,chỉ tiền vào thời gian trước và sau ngày kiểm quỹ. b. Kiểm kê cùng lúc tiền mặt và khoản tương đương tiền tại tất các các chi nhánh. c. Kiểm quỹ đột xuất tại một chi nhánh d. Phỏng vấn thủ quỹ và kế toán quỹ về việc thu, chi tiền Downloaded by Ph??ng Kim ([email protected]) lOMoARcPSD|13204693
9. Để thỏa mãn mục tiêu"Đánh giá và phân bố"của hàng tồn kho, khi chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho KTV phải: a. Chọn mẫu một số mặt hàng từ danh mục hàng tồn kho cuối kỳ của phòng kế toán để đối chiếu với số lượng tồn kho trong thực tế. b. Cho mẫu một số là hàng hiện có trong khu, không phân biệt mặt hàng,để kiểm kê số lượng sau đó đối chiếu với danh mục hàng tồn kho cuối kỳ c. Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê số lượng tồn kho trong thực tế và đối chiếu với danh sách hàng tồn kho cuối kỳ. d. 3 câu trên đều sai. 11. Thủ tục nào phù hợp nhất để phát hiện các khoản ký thác chưa ghi nhận(unrecorded deposit). a. Soát xét sổ đăng ký séc của tháng cuối trước ngày kết thúc niên độ b. Kiểm tra sổ phụ ngân hàng trước và sau thời điểm khóa số như là một phần của việc kiểm tra bản chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng c. Xem xét thư xác nhận số dư tiền gửi ngân hàng. d. Thực hiện các thủ tục tìm kiếm các khoản nợ chưa ghi số. 13. Lý do giải thích thủ tục phân tích ít được sử dụng khi kiểm toán tiền là: a. Rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường cao so với các khoản mục khác b. không có nhiều phương pháp hướng dẫn thực hiện thủ tục phân tích đối với khoản mục này c. Kiểm toán viên ít xem được mối liên hệ bền vững để có thể dự đoán được biến động giữa các năm có số dư tài khoản tiền chịu ảnh hưởng bởi các quyết định tài chính của nhà quản lý d. thủ tục phân tích không cung cấp mức độ tin cậy cao nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không hữu hiệu. 14. Thử nghiệm chi tiết số dư quan trọng nhất để xác định sở hữu hiệu của các khoản nợ phải thu khách hàng là: a. lần theo dấu vết các bút toán bán hàng đến các chứng từ gửi hàng b. Lần theo dấu vết các hoặc thiếu nợ bộ đếm các khoản tiền gửi vào ngân hàng c. Lần theo dấu vết các khoản ghi giảm doanh thu đến các bảng ghi nhớ tín dụng và các báo cáo về các khoản nợ phải thu khách hàng d. các thử nghiệm trên đều sai (trang 353) 15. Để phát hiện các khoản thu, chi bất thường kiểm toán viên thường thực hiện thủ tục nào sau đây: a. chọn mẫu một số nghiệp vụ thu, chi trên số chi tiết và kiểm tra đến chứng từ có liên quan b. chọn màu một số nhiệm vụ chi tiền có nội dung bất thường, kiểm tra chứng từ gốc để xem chúng có được xét duyệt và liệu có cần công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính không (trg 331) c. kiểm tra các thông tin công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính để nhận diện các nhiệm vụ bất thường d. kiểm tra các nghiệp vụ chi tiền có giá trị lớn xem chúng có được ghi chép đúng vào các tài khoản có liên quan hay không 20. Yếu tố chính ảnh hưởng đến cỡ mẫu để xác định ảnh hưởng của các khoản nợ phải thu khách hàng a. sai lệch có thể bỏ qua của các khoản nợ phải thu b. loại thư xác nhận được sử dụng (361) c. rủi ro kiểm soát đối với các khoản chi tiền d. rủi ro tiềm tàng của các khoản nợ phải thu ĐỀ THI KTHP K44 - 2021 1. Các sai sót nào dưới đây có thể kiểm toán viên không phát hiện được trong quá trình kiểm tra các bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng: a. Lãi tiền gửi mà đơn vị được kiểm toán chưa ghi nhận. b. Tiền mà đơn vị được kiểm toán nhận được sau ngày kết thúc niên độ nhưng lại được ghi nhận vào năm hiện hành. c. Một hoá đơn của nhà cung cấp bị thanh toán trùng lắp. (tr 337) Downloaded by Ph??ng Kim ([email protected]) lOMoARcPSD|13204693

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.