PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 26. Ôn tập chương 7 + đề kiểm tra - GV.pdf

ĐƠN CHẤT NHÓM IA ĐƠN CHẤT NHÓM IIA Tính chất vật lí - Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhiệt độ sôi thấp và có xu hướng giảm dần từ Li đến Cs. - Khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp. Tính chất hoá học - Kim loại nhóm IA có thế điện cực chuẩn 0 M M/ E + rất nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh nhất trong các nhórn kim loại. - Mức độ phản ứng tăng dần từ Li đến Cs khi tác dụng với H2O, O2, Cl2. Tính chất vật lí Kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ, khó nóng chảy hơn kim loại nhóm IA. Tính chất hoá học - Kim loại nhóm IIA có thế điện cực chuẩn 2 0 M M/ E + nhỏ nên thể hiện tính khử mạnh (chỉ sau kim loại nhóm IA) và tăng dần từ Be đến Ba. - Ở điều kiện thường, kim loại nhóm IIA dễ bị oxi hoá bởi không khí (trừ Be). Khi đốt nóng trong oxygen, beryllium cháy chậm, các kim loại khác cháy mạnh. - Ở điều kiện thường, Be không phản ứng với nước, Mg phản ứng chậm, các kim loại khác phản ứng mạnh với nước. HỢP CHÁT CỦA KIM LOẠI NHÓM IA HỢP CHẮT CỦA KIM LOẠI NHÓM IIA Đặc điểm chung - Tính tan trong nước: hydroxide và đa số các muối đều dễ tan. - Màu ngọn lửa ion kim loại: Li+ màu đỏ tía, Na+ màu vàng, K+ màu tím nhạt. Một Số hợp chất quan trọng - NaCl có nhiều ứng dụng trong đời sống, sản xuất, y học. Phản ứng điện phân dung dịch NaCl bão hoà là cơ sở của công nghiệp chlorine - kiềm. - NaHCO3 và Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp Solvay từ các nguyên liệu chính là đá vôi, muối ăn, ammonia và nước. Đặc điểm chung - Tính tan trong nước: các muối carbonate và sulfate đều ít tan hoặc không tan (trừ MgSO4); các muối nitrate đều dễ tan; các hydroxide của strontium và barium dễ tan, của calcium ít tan, của magnesium không tan. - Màu ngọn lửa kim loại, lon kim loại: Ca2+ màu đỏ cam, Sr2+ màu đỏ son, Ba2+ màu lục. Một số hợp chất quan trọng - Muối carbonate tác dụng được với acid, với nước có hoà tan carbon dioxide. - Độ bền nhiệt của muối carbonate và nitrate có xu hướng tăng dần từ Be đến Ba. Nước cứng - Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ . - Làm mềm nước cứng bằng phương pháp kết tủa hoặc phương pháp trao đổi ion.
Câu 1. Khi so sánh kim loại nhóm IA với các kim loại khác trong cùng chu kì, nhận định nào sau đây không đúng? A. Có tính khử mạnh nhất. B. Có thế điện cực chuẩn âm nhất. C. Có bán kính nguyên tử lớn nhất. D. Có nhiều electron hoá trị nhất. Câu 2. Trong quá trình Solvay, ở giai đoạn tạo thành NaHCO3 tồn tại cân bằng sau: NaCl + NH3 + CO2 + H2O NaHCO3 + NH4Cl Khi làm lạnh dung dịch trên, muối bị tách ra khỏi dung dịch là A. NaHCO3. B. NH4Cl. C. NaCl. D. NH4HCO3. Câu 3. Độ tan trong dãy muối sulfate từ MgSO4 đến BaSO4 biến đổi như thế nào? A. Tăng dần. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Câu 4. Độ bền nhiệt trong dãy muối carbonate từ MgCO3 đến BaCO3 biến đổi như thế nào? A. Tăng dẩn. B. Giảm dần. C. Không có quy luật. D. Không đổi. Câu 5. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ của các ion nào sau đây? A. lon sulfate và ion chloride. B. lon nitrate và ion hydrogencarbonate. C. lon magnesium và ion calcium. D. lon sodium và ion potassium. Câu 6. Trình bày cách phân biệt dung dịch CaCl2 và dung dịch BaCl2 bằng màu ngọn lửa và bằng phương pháp hoá học. Đáp án: Cách 1: Phân biệt bằng màu ngọn lửa: - Đánh số thứ tự từng lọ hoá chất theo thứ tự 1, 2 trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng. - Nhúng dây platinum vào ống nghiệm (1). Hơ nóng đầu dây trên ngọn lửa đèn khí. - Rửa sạch dây platinum, tiến hành thí nghiệm tương tự với dung dịch ở ống nghiệm (2). - Kết quả: + Nếu cho ngọn lửa màu đỏ cam → muối CaCl2. + Nếu cho ngọn lửa màu lục → BaCl2. Cách 2: Phân biệt bằng phương pháp hoá học: - Đánh số thứ tự từng lọ hoá chất theo thứ tự 1, 2 trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng. - Cho vào mỗi ống nghiệm cùng 1 lượng Na2SO4 có cùng nồng độ, ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa nhanh hơn và nhiều hơn là ống nghiệm chứa BaCl2, còn lại là ống nghiệm chứa CaCl2. Câu 7. Trong công nghiệp, quá trình nung vôi được thực hiện theo phản ứng: CaCO3(s) o ⎯⎯→t CaO(s) + CO2(g) 0  r H298 = 179,2 kJ a) Cho biết quá trình nung vôi là quá trình toả nhiệt hay quá trình thu nhiệt. b) Trình bày một số ứng dụng chính của sản phẩm nung vôi. c) Nêu một số tác hại của quá trình nung vôi thủ công đối với môi trường. Đáp án: a) Quá trình nung vôi là quá trình thu nhiệt. b) Một số ứng dụng chính của sản phẩm nung vôi: + CaO sinh ra được sử dụng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá học. Ngoài ra, CaO còn được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, khử độc môi trường. + CO2 thu hồi từ quá trình nung vôi được dùng sản xuất CO2 lỏng phục vụ cho nhu cầu công nghiệp và dân sinh. c) Một số tác hại của quá trình nung vôi thủ công đối với môi trường: + Các lò nung vôi thủ công thường không có kế hoạch khai thác nguyên liệu, khiến nguồn nguyên liệu bị cạn kiệt; hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. + Trong quá trình nung vôi còn xả ra nhiều khói bụi ra ngoài môi trường khiến môi trường bị ô nhiễm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 7 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 12 – CHƯƠNG 7 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Kim loại nào sau đây được gọi là kim loại kiềm? A. Li. B. Ca. C. Fe. D. Mg. Câu 2. Kim loại Na ở chu kì 3, nhóm IA trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na ở trạng thái cơ bản là A. 3s2 3p5 . B. 3s2 . C. 3s1 . D. 3s2 3p1 . Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Các kim loại nhóm IA khử mạnh nước ở nhiệt độ thường. B. Kim loại sodium nóng chảy cháy trong khí chlorine tạo thành sodium chloride. C. Tính khử các kim loại kiềm tăng dần từ lithium đến caesium. D. Kim loại sodium khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu. Câu 4. Trong phòng thí nghiệm, kim loại sodium và potassium được bảo quan bằng biện pháp nào sau đây? A. Ngâm trong dầu hoả khan. B. Ngâm trong nước cất. C. Để trong ống thuỷ tinh chứa khí hiếm. D. Ngâm trong cồn tuyệt đối. Câu 5. Kim loại nhóm IA có tính khử mạnh nên có nhiều tính chất hóa học khác biệt hơn so với các nhóm kim loại khác. Nguyên nhân nào sau đây không phù hợp? A. Kim loại kiềm có giá trị thế điện cực chuẩn rất nhỏ. B. Kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn các kim loại khác. C. Tương tác giữa electron hóa trị với hạt nhân nguyên tử là yếu. D. Mạng tinh thế nguyên tử có liên kết kim loại bền vững. Câu 6. Dung dịch chứa chất nào dưới đây không phản ứng với dung dịch sodium hydrogencarboate? A. NaOH. B. HCl. C. NaNO3. D. Ca(OH)2. Câu 7. Chất X có nhiều ứng dụng trong y học như pha nước muối sinh lí, chất điện giải,... Công thức hoá học của chất X là A. NaCl. B. NaClO. C. Na2SO4. D. NaNO3. Câu 8. Để xác nhận thành phần chất rắn màu trắng Z, nhóm học sinh thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1. Nhúng que platinum sạch vào dung dịch Z bão hoà, sau đó đưa lên ngọn lửa đèn khí, đèn khí cháy với ngọn lửa màu vàng. Thí nghiệm 2. Nhỏ dung dịch Z bão hoà vào dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa màu trắng. Thí nghiệm 3. Nung chất rắn Z rồi cân lại thấy khối lượng chất rắn giảm sau khi nung. Dựa trên kết quả thí nghiệm, chất Z có thể là chât nào sau đây? A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NH4HCO3. Câu 9. Công đoạn chính của công nghiệp chlorine - kiềm là điện phân dung dịch sodium chlorine bão hoà trong bể điện phân có màng ngăn xốp. Phương trình hoá học của quá trình điện phân là 2 2 2 2NaCl + 2H O 2NaOH + H + Cl ⎯⎯→ Phát biểu nào sau đây đúng? A. Tại anode xảy ra sự oxi hoá ion Clthành Cl2. B. Sản phẩm chính của công nghiệp chlorine - kiềm là NaOH, H2 và Cl2. C. Màng ngăn xốp có tác dụng ngăn cản phản ứng giữa khí chlorine và khí hydrogen. D. Dung dịch thu được sau điện phân chứa cả NaOH và NaCl dư. Câu 10. Nước cứng là nước chứa nhiều ion nào sau đây?
A. Ca2+, Mg2+ . B. Mg2+, Na+ . C. Ca2+, Ba2+ . D. Ca2+, K+ . Câu 11. Hợp chất nào của calcium được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? A. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). B. Đá vôi (CaCO3). C. Vôi sống (CaO). D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Câu 12. Ở nhiệt độ cao, magnesium nitrate bị phân huỷ theo phản ứng: Mg(NO3)2(s) o ⎯⎯→t MgO(s) + 2NO2(g) + O2(g); o r 298 H Cho biết: Chất Mg(NO3)2(s) MgO(s) NO2(g) O2(g) o f 298 H (kJ) –790,6 –601,6 +33,1 0 Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là bao nhiêu kJ? A. B. C. D. 255,2. Câu 13. Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là A. CaCO3 + CO2 + H2O ⎯⎯→ Ca(HCO3)2. B. CaCO3 + 2HCl ⎯⎯→ CaCl2 + CO2 + H2O. C. CaCO3 ⎯⎯→ CaO + CO2. D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O. Câu 14. Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố kim loại nhóm IIA thường thể hiện số oxi hóa là A. +1. B. +3. C. +2. D. –2. Câu 15: Phát biểu nào là không đúng về khả năng tan trong nước của một số hợp chất của nguyên tố nhóm IIA? A. Các muối nitrate của nguyên tố nhóm IIA là các chất tan. B. Muối magnesium sulfate là chất tan, muối barium sulfate là chất không tan. C. Các muối carbonate của Mg, Ca, Sr, Ba là những chất không tan. D. Tương tự hydroxide của nguyên tố nhóm IA, các hydroxide của nguyên tố nhóm IIA đều là chất tan. Câu 16. Đặc điểm nào dưới đây không phải của nước cứng? A. Làm tăng tính acid của nước, gây ngộ độc nước uống. B. Làm giảm tác dụng của xà phòng. C. Làm tắc các đường ống dẫn nước nóng trong sản xuất và trong đời sống. D. Nấu đồ ăn bằng nước cứng sẽ giảm mùi vị thực phẩm. Câu 17. Khi thực hiện thí nghiệm phản ứng của oxygen với kim loại nhóm IIA, hiện tượng nào sau đây không đúng? A. Ở điều kiện thường, beryllium bền trong không khí. B. Magnesium không phản ứng với oxygen ở điều kiện thường. C. Kim loại nhóm IIA khi cháy đều cho ngọn lửa có màu đặc trưng. D. Khi đốt nóng, các kim loại nhóm IIA đều cháy trong không khí. Câu 18. Từ hai muối X và Y thực hiện các sơ đồ phản ứng hoá học sau: (a) X ⎯⎯→ X1 + CO2 (b) X1 + H2O ⎯⎯→ X2 (c) X2 + Y ⎯⎯→ X + Y1 + H2O (d) X2 + 2Y ⎯⎯→ X + Y2 + 2H2O Hai chất Y1, Y2 thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là A. Na2CO3, NaOH. B. NaHCO3, Ca(OH)2. C. Ca(OH)2, NaHCO3. D. NaOH, Na2CO3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Kim loại ở nhóm IA và IIA đều thuộc nguyên tố s, ở vị trí đứng đầu mỗi chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và đều có màu trắng ánh kim. Về tính chất, chúng cũng có một số điểm tương đối giống nhau.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.