Nội dung text Bài 9. Quang phổ vạch của nguyên tử.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 9: QUANG PHỔ VẠCH CỦA NGUYÊN TỬ Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử và sự chuyển mức năng lượng. - Nêu được sự tạo thành vạch quang phổ. - Trình bày về quang phổ vạch phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng trong báo cáo sản phẩm nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập. Năng lực vật lí: - Nhận thức vật lí: + Mô tả được sự tồn tại của các mức năng lượng dừng của nguyên tử. + Giải thích được sự tạo thành vạch quang phổ. + So sánh được quang phổ phát xạ và quang phổ vạch hấp thụ. + Vận dụng được biểu thức chuyển mức năng lượng 3. Phẩm chất - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập vật lí. - Chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: - SCĐ, SGV Chuyên đề học tập Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Máy chiếu, máy tính (nếu có). - Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học. 2. Đối với học sinh: - SCĐ Chuyên đề học tập Vật lí 12. - Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vòa bài học mới. HS có nhu cầu tìm hiểu nội dung bài học. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SCĐ, từ đó định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vào đầu thế kỉ XX, các nhà vật lí đã khám phá ra một số hiện tượng mà vật lí cổ điển không thể giải thích một cách thoả đáng như hiện tượng các chất khí (hydrogen và các lon tương tự) khi hấp thụ năng lượng sẽ phát ra quang phổ vạch gồm các vạch màu riêng lẻ (Hình 9.1). Ngoài ra, mô hình hành tỉnh nguyên tử của Rutherford cũng không thể giải thích được vì sao các electron mang điện tích âm chuyển động tròn quanh hạt nhân mang điện tích dương lại không mất năng lượng và rơi vào trong hạt nhân. Mô hình nguyên tử do nhà vật lí người Đan Mạch Niels Bohr (Nây Bo) (Hình 9.2) để xuất đã giải quyết được c những những vấn vấn đề đề trên.
thái dừng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu: Để giải thích tính bền vững của nguyên tử và sự xuất hiện quang phổ vạch của nguyên tử hydrogen, dựa trên các ý tưởng về lượng từ năng lượng của Planck, nhà vật lí người Đan Mạch Niels Bohr đã phát triển mô hình hành tinh nguyên tử của Rutherford và đưa ra hai tiên đề, được gọi là hai tiên để Bohr. - HS tìm hiểu về Tiên đề về trạng thái dừng. + Nêu tiên đề về trạng thái dừng. + Thế nào là trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích của nguyên tử? + Mô tả các mức năng lượng của nguyên tử hyrogen. - HS trả lời câu hỏi Thảo luận 1 (SCĐ.55) Sử dụng sơ đồ ở Hình 9.3, tính năng lượng cần thiết để nguyên từ hydrogen chuyển từ trạng thái cơ bản đến trạng thái có năng lượng bằng 0 (năng lượng ion hoá nguyên tử). - GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục Mở rộng. . 1.1. Tiên đề về trạng thái dừng - Nguyên tử chỉ tồn tại trong một số trạng thái có năng lượng E n xác định, được gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không bức xạ. - Trạng thái dừng có năng lượng thấp nhất của nguyên tử được gọi là trạng thái cơ bản, các trạng thái dừng có năng lượng cao hơn được gọi là trạng thái kích thích. - Nguyên tử hydrogen: + Electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân trên các quỹ đạo có bán kính hoàn toàn xác định, gọi là quỹ đạo dừng, có tên là K, L, M, N,..., tương ứng với trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... + Năng lượng của nguyên tử hydrogen cũng chỉ nhận các giá trị gián đoạn, được biểu diễn bởi các vạch thẳng, ngang, gọi là mức năng lượng.