PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Demo sách lý thuyết, trắc nghiệm 2025.pdf



HƯỚNG DẪN ÔN THI THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI 1. Một số điểm mới về Kỳ thi THPT Quốc gia (từ năm 2025) Từ năm học 2024 – 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia để đánh giá năng lực học tập của học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 (Chương trình 2022 đối với môn Lịch sử) thay cho Chương trình giáo dục phổ thông năm 2000. Bên cạnh đó, có nhiều trường đại học, học viện có phương thức xét tuyển riêng, dựa trên việc tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực. Chính vì vậy, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 trở đi, sẽ có một số điểm mới sau đây: Điểm mới thứ nhất, thí sinh trước đây phải thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, và bài tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) hoặc Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học). Nhưng kể từ Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2025 tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, thí sinh chỉ còn thi 4 môn, bao gồm 2 môn thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn lựa chọn (trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ). Cần lưu ý, đối với thí sinh không học Chương trình giáo dục phổ thông năm 2008 và chưa tốt nghiệp THPT dự thi THPT từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đề thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006, thí sinh đã tốt nghiệp THPT được chọn dự thi theo một trong hai loại đề thi. Điểm mới thứ hai, đối với môn Ngữ văn đề thi sẽ không sử dụng ngữ liệu từ Sách giáo khoa như trước đây; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm với đa dạng dạng thức hơn, chẳng hạn trước đây môn Lịch sử chỉ có dạng trắc nghiệm 4 đáp án lựa chọn nhưng nay có thêm dạng trắc nghiệm lựa chọn đúng hoặc sai. Điểm mới thứ ba, sẽ rút ngắn thời gian tổ chức Kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2025 từ 4 buổi xuống còn 3 buổi. Trước đây, Kỳ thi THPT Quốc gia diễn ra trong 2 ngày với 4 buổi thi, nhưng kể từ năm 2025, Kỳ thi chỉ tổ chức trong 3 buổi thi, gồm 1 buổi thi môn Ngữ văn, 1 buổi thi môn Toán và 1 buổi thi của bài thi tự chọn. Đối với buổi thi các môn tự chọn, phòng thi của thí sinh được xếp theo bài thi tự chọn, khi thu bài thi của thí sinh phải xếp bài thi theo từng môn thi của bài thi tự chọn. 2. Chương trình ôn thi, cấu trúc đề thi và hướng dẫn làm trắc nghiệm môn Lịch sử a) Chương trình ôn thi, cấu trúc đề thi môn Lịch sử Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia từ năm 2025 đối với môn Lịch sử, có nội dung học tập và tổ chức thi dựa trên Chương trình môn Lịch sử năm 2022 (ban hành kèm theo Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 3-8-2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tuy nhiên, trong nội dung học của học sinh bao gồm các chủ đề (bắt buộc) và chuyên đề (lựa chọn), do đó chỉ thi phần kiến thức nằm trong các chủ đề trong Kỳ thi THPT Quốc gia từ năm 2025. Về phạm vi kiến thức, bao gồm một số chủ đề kiến thức của Lớp 11 và các chủ đề kiến thức của Lớp 12, đề thi tập trung chủ yếu vào kiến thức của Lớp 12.
Về nội dung chương trình ôn thi cụ thể: Chương trình/lớp Nội dung kiến thức Lớp 11 Bao gồm 2 chủ đề lịch sử thế giới: (1) Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay; (2) Quá trình giành độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á; và 1 chủ đề lịch sử Việt Nam: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945). Lớp 12 Bao gồm 2 chủ đề lịch sử thế giới: (1) Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh; (2) ASEAN: Những chặng đường lịch sử; và 4 chủ đề lịch sử Việt Nam: (1) Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (từ tháng 8 năm 1945 đến nay); (2) Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay; (3) Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại; (4) Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Về cấu trúc đề thi, căn cứ vào Chương trình môn Lịch sử năm 2022, đề thi môn Lịch sử từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2025 trở đi sẽ có hai phần: Phần I gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (A, B, C, D) và phần II có 4 câu hỏi trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có 4 ý a, b, c, d, thí sinh chọn đúng hoặc sai trong mỗi ý). Về tỷ lệ câu hỏi của kiến thức Lớp 11 và Lớp 12, đề thi có khoảng 80% đến 85% cho phần kiến thức của Lớp 12 và 15% đến 20% cho phần kiến thức của Lớp 11. b) Hướng dẫn làm trắc nghiệm môn Lịch sử Đối với câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (A, B, C, D), đề thi môn Lịch sử sẽ có một số dạng câu hỏi trắc nghiệm thường xuất hiện sau: – Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời đúng. Trong dạng câu hỏi này, chỉ có một đáp án đúng, các đáp án còn lại đều sai, thí sinh chỉ cần chọn đáp án đúng. Ví dụ: Trước năm 1945, nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là A. Liên Xô. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Hà Lan. – Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn đáp án đúng nhất. Trong dạng câu hỏi này, có thể có nhiều đáp án đúng, nhưng chỉ có một đáp án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất. Ví dụ: Nội dung nào sau đây thể hiện phong trào Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Là phong trào nông dân lật đổ chính quyền Nguyễn-Trịnh, đánh bại quân Xiêm và Thanh. B. Phong trào xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. C. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến phản động và xoá bỏ sự chia cắt đất nước. D. Phong trào đánh tan các thế lực ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền lãnh thổ.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.