Nội dung text 25. DE KTRA HK1 LY12 SO 25.docx
2023 – 2024 Trang 1 ĐỀ THI ĐỀ THI THỬ (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CHƯƠNG I+II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:………………………………………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………………………………… PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM PHƯƠNG ÁN NHIỀU LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. ( mỗi câu trả lời đúng là 0,25 đ) Câu 1: Hệ thức không phù hợp với định luật Boyle là A. 1 p. V: B. 1 V. p: C. Vp.: D. 1122pV = pV. Câu 2: Trên hình bên là hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lý tưởng ở hai nhiệt độ khác nhau, Thông tin đúng khi so sánh nhiệt độ T 1 và T 2 là A. 21TT. B. 21TT. C. 21TT. D. 21TT. Câu 3: Nhiệt độ vào một ngày mùa hè ở Hà Nội là 35 0 C. Nhiệt độ đó tương ứng với bao nhiêu độ F? A.59 0 F. B. 67 0 F. C. 95 0 F. D. 76 o F. Câu 4: Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 5: Điểm đóng băng và sôi của nước theo thang Kelvin là A. 0 K và 100 K. B. 273K và 373 K. C. 73 K và 3 K. D. 32K và 212 K. Câu 6: Nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1,8.10 5 J/kg có ý nghĩa gì? A. Khối đồng sẽ toả ra nhiệt lượng 1,8.10 5 J khi nóng chảy hoàn toàn. B. Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10 5 J để hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy. C. Khối đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.10 5 J để hoá lỏng. D. Mỗi kilôgam đồng toả ra nhiệt lượng 1,8.10 5 J khi hoá lỏng hoàn toàn. Câu 7: Cho đồ thị hai đường đẳng áp của cùng một khối khí xác định như hình vẽ. Đáp án nào sau đây đúng? A. 12p>p . B. 12p<p . C. 12p=p . D. 12pp . Câu 8: Cho nhiệt dung riêng của một số chất ở 0 0 C ở bảng sau: Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Nhôm 880 Đồng 380 Chì 126 Nước đá 1800 Nếu các chất trên có cùng khối lượng thì chất nào sẽ dễ nóng lên và cũng dễ nguội đi so với các chất còn lại? A.Nhôm. B. Đồng. C. Chì. D. Nước đá. Mã đề thi 002
2023 – 2024 Trang 2 Câu 9: Ở 27 0 C thể tích của một lượng khí là 6 lít. Thể tích của lượng khí đó ở nhiệt độ 227 0 C khi áp suất không đổi là A. 8 lít. B. 10 lít. C. 15 lít. D. 50 lít. Câu 10: Biết nhiệt hóa hơi riêng của nước là 62310L,. J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi hoàn toàn 100 g nước ở 100 0 C là A. 62310.J . B. 52310,.J . C. 62310,.J . D. 402310,.J . Câu 11: Cho đồ thị biến đổi trạng thái của một lượng khí lí tưởng từ 1 đến 2. p 1 p 2 = 3p 1 /2 V 1 V 2 = 2V 1 T 1 T 2 0 p V (1) (2) Nhiệt độ 2T bằng bao nhiêu lần nhiệt độ 1T ? A. 1,5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12:Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 53410,. J/kg. Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100 g nước đá ở 0 0 C bằng A.0,34.10 3 J. B.340.10 5 J. C.34.10 7 J. D.34.10 3 J. Câu 13: Một khối khí thay đổi trạng thái như đồ thị biểu diễn như hình bên Sự biến đổi khí trên trải qua hai quá trình A. nung nóng đẳng tích rồi nén đẳng nhiệt. B. nung nóng đẳng tích rồi dãn đẳng nhiệt. C. nung nóng đẳng áp rồi dãn đẳng nhiệt. D. nung nóng đẳng áp rồi nén đẳng nhiệt. Câu 14: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 27C để cho thể tích của nó chỉ còn 4lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 60C. Áp suất chất khí tăng lên A. 2,53 lần. B. 2,78 lần. C. 4,55 lần. D. 1,75 lần. Câu 15: Thả một cục nước đá có khối lượng 30 g ở 0 0 C vào cốc nước chứa 0,2 lít nước ở 20 0 C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là: 42c, (J/g.K) ; khối lượng riêng của nước: 1 (g/cm 3 ); Nhiệt nóng chảy của nước đá là 334 (kJ/kg). Nhiệt độ cuối của cốc nước bằng A.0 0 C. B. 5 0 C. C. 7 0 C. D. 10 0 C. Câu 16: Ở độ sâu h 1 = 2 m dưới mặt nước có một bọt không khí hình cầu. Hỏi ở độ sâu nào bọt khí có bán kính nhỏ đi 4 lần. Cho khối lượng riêng của nước D = 10 3 kg/m 3 , áp suất khí quyển p 0 = 10 5 N/m 2 , g = 10 m/s 2 ; nhiệt độ nước không đổi theo độ sâu. A. 149 m B. 758 m C. 578 m D. 419 m Câu 17: Một học sinh dùng bơm tay để bơm không khí vào một quả bóng cao su có thể tích là 4 lít, với áp suất không khí là 10 5 N/m 2 . Xung quanh của bơm có chiều cao là 45 cm, đường kính xy lanh là 6 cm. Hỏi học sinh đó phải bơm bao nhiêu lần để không khí trong bóng có áp suất 6.10 5 N/m 2 , biết trong quá trình bơm nhiệt độ không thay đổi, trước khi bơm trong quả bóng đã có không khí có áp suất 10 5 N/m 2 . A. 6 lần B. 16 lần C. 15 lần D. 10 lần Câu 18: Trong một ống nhỏ dài, một đầu kín, một đầu hở, tiết diện đều, ban đầu đặt ống thẳng đứng miệng ống hướng lên, trong ống về phía đáy có cột không khí dài 40 cm và được ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 14 cm. Áp suất khí quyển 76 cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí trong ống của trường hợp ống thẳng đứng miệng ở dưới
2023 – 2024 Trang 3 A. 58,065 (cm) B. 68,072 (cm) C. 72 (cm) D. 54,065 (cm) PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (đúng 1 ý được 0,1 đ ; đúng 2 ý được 0,25 điểm ; đúng 3 ý được 0,5 đ ; đúng 4 ý được 1đ). Mỗi câu đúng hoàn toàn được 1 điểm. Câu 1: Hình vẽ bên dưới thể hiện hai cách làm thay đổi nội năng của một vật đó là dùng tay cọ xát miếng đồng trên mặt bàn (hình 1) và cho nước sôi vào trong cốc có sẵn miếng đồng ở nhiệt độ phòng (hình 2). Đ S a) Hình 1 thể hiện quá trình truyền nhiệt. b) hình 2 là quá trình thực hiện công. c) Trong quá trình thực hiện công, có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội năng. d) Trong quá trình truyền nhiệt, không có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng này sang dạng khác. Câu 2: Người ta đổ một lượng chất lỏng có khối lượng m =40 g vào một cốc kim loại không có nắp và bắt đầu đun nóng bằng đèn cồn, liên tục đo nhiệt độ cốc kim loại và thu được đồ thị phụ thuộc của nhiệt độ cốc t 0 C vào thời gian T(s) như hình. Biết mỗi giây đèn đốt hết 11mg cồn, và nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 gam cồn là 27 kJ. Bỏ qua nhiệt lượng hao phí ra môi trường. Đ S a) Nhiệt lượng đèn cồn cung cấp trong giai đoạn BC là 0 b) Nhiệt lượng đèn cồn cung cấp trong giai đoạn CD là 11,88 kJ c) Nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng là 0,891 kJ/g d) Nhiệt dung riêng của chất lỏng là 7,425 J/g.K Câu 3: Một khối băng có khối lượng m =800g ở −10 0 C. Biết nhiệt dung riêng của nước đá là c đ =2090J/kg. K; nhiệt dung riêng của nước là c H20 = 4190J/kg. K và nhiệt nóng chảy riêng của nước λ = 3,33.10 5 J/kg. Trong các câu sau đây, câu nào đúng, sai? Đ S a) Khi ở 0 0 C khối băng bắt đầu nóng chảy, nếu truyền một nhiệt lượng 3352J thì khối băng tan hoàn toàn thành nước ở nhiệt độ 0 0 C b) Để nóng chảy hoàn toàn chuyển pha thành thể lỏng, khối băng cần nhận được một năng lượng xấp xỉ 16720 J c) Ở 0 0 C khối băng bắt đầu nóng chảy, nếu nhận được năng lượng 83,25kJ thì khối lượng băng còn lại là 550g d) Cần một năng lượng xấp xỉ 367kJ truyền cho khối băng để nó chuyển hoàn toàn sang trạng thái lỏng ở 25 0 C Câu 4: Một xi lanh có pittong cách nhiệt và nằm ngang. Pittong ở vị trí chia xi lanh thành hai phần bằng nhau, chiều dài của mỗi phần là 30cm. Mỗi phần chứa một lượng khí như nhau ở nhiệt độ 17 0 C và áp suất 2 atm. Đun nóng khí ở một phần để pittong dịch chuyển 2cm Đ S
2023 – 2024 Trang 4 a) Khí ở một phần được đun nóng lên thêm 41 0 C (chỉ lấy phần nguyên) b) Áp suất của khí khi pittong đã dịch chuyển là 2,14 atm. c) Pittong di chuyển về phía nhiệt độ thấp hơn. d) Áp suất phần nung nóng nhỏ hơn áp suất phần còn lại của xi lanh. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.( một câu được 0,25 đ) Câu 1: Một vật khối lượng 2 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng dài 20 m, nghiêng 30 0 so với mặt nằm ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng là 4,5 m/s. Lấy g = 10 m/s 2 . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng. Độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình chuyển động trên bằng bao nhiêu J (làm tròn đến hàng đơn vị)? Câu 2: Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột thuỷ ngân dài h=20 mm. Nếu đặt ống nghiêng một góc 30 0 so với phương nằm ngang thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl 1 = 20 mm. Nếu đặt ống thẳng đứng thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl 2 = 30 mm. Áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang bằng bao nhiêu mmHg ( làm tròn sau dấu phẩy 1 chữ số thập phân). Xem quá trình là đẳng nhiệt. Câu 3: Một xi lanh có pittong cách nhiệt và nằm ngang. Pittong chia xi lanh thành hai phần. Truyền nhiệt lượng 100 J cho khí bên ngăn A thì pittong chuyển động đều một đoạn d = 0,2 m về phía ngăn B. Biết lực ma sát giữa xilanh và pittong là 16 N. Tổng độ biến thiên nội năng cả ngăn A và ngăn B là bao nhiêu J ? (làm tròn đến hàng đơn vị) Câu 4: Một bình dung tích V = 24 cm 3 chứa không khí ở nhiệt độ t 1 =177 o C, nối với một ống nằm ngang chứa đầy thủy ngân, đầu kia của ống thông với khí quyển. Khối lượng riêng của thủy ngân là D = 13,6 g/cm 3 . Bao nhiêu gam khối lượng thủy ngân chảy vào bình khi không khí trong bình được làm lạnh đẳng áp đến nhiệt độ t 2 = 27 o C. (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) Câu 5: Một xi lanh kín cách nhiệt được chia làm hai phần bằng nhau bới một pít tông cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài l 0 = 30 cm chứa một lượng khí giống nhau ở nhiệt độ 27 0 C. Đun nóng phần 1 pít tông dịch chuyển không ma sát về phía phần 2. Khi pít tông dịch chuyển một đoạn 2cm thì nhiệt độ mỗi phần đều thay đổi một lượng ∆T. Nhiệt độ khí ở phần 1 khi đó bằng bao nhiêu 0 C? Câu 6: Một nhiệt kế thể tích không đổi hiển thị nhiệt độ 0 0 C và 100 0 C tương ứng với các áp suất 60 cmHg và 90 cmHg. Biết nhiệt độ đọc được là hàm bậc nhất của áp suất. Khi áp suất thủy ngân là 84 cmHg thì nhiệt độ đọc được bằng bao nhiêu 0 C? HẾT. (thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài)