PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 1. CẤU TRÚC CỦA CHẤT – SỰ CHUYỂN THỂ - GV.docx

1 CHUYÊN ĐỀ 1 – VẬT LÝ NHIỆT Chủ đề 1 : CẤU TRÚC CỦA CHẤT – SỰ CHUYỂN THỂ I – TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Mô hình động lực phân tử về cấu tạo chất Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất có những nội dung sau đây: - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. - Các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn. - Giữa các phân tử có lực hút và đẩy gọi chung là lực liên kết phân tử. Khi các phân tử gần nhau thì lực đẩy chiếm ưu thế và khi xa nhau thì lực hút chiếm ưu thế. 2. Cấu trúc của chất rắn , chất lỏng , chất khí Dựa vào các đặc điểm sau đây của phân tử có thể nêu được sơ lược cấu trúc của hầu hết các chất rắn, chất lỏng, chất khí: - Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng yếu. - Các phân tử sắp xếp có trật tự thì lực liên kết giữa chúng mạnh. Thể khí Thể rắn Thể lỏng Hình 1.1. (a) Khoảng cách và sự sắp xếp các phân tử ở các thể khác nhau. (b) Chuyển động của phân tử ở các thể khác nhau. Hình cầu là phân tử, mũi tên là hướng chuyển động của phân tử.


4  Nhiệt độ của vật rắn tăng đến một giá trị nào đó thì một số phân tử thắng được lực tương tác với các phân tử xung quanh và thoát khỏi liên kết với chúng, đó là sự khởi đầu của quá trình nóng chảy. Từ lúc này, vật rắn nhận nhiệt lượng để tiếp tục phá vỡ các liên kết tinh thể. Khi trật tự của tinh thể bị phá vỡ hoàn toàn thì quá trình nóng chảy kết thúc, vật rắn chuyển thành khối lỏng. Hình 1.5. Đồ thị sự thay đổi của chất rắn kết tính khi được làm nóng chảy + Giai đoạn a: Chất rắn chưa nóng chảy; + Giai đoạn b: Chất rắn đang nóng chảy; + Giai đoạn c: Chất rắn đã nóng chảy hoàn toàn. c. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình Chất rắn kết tinh Chất rắn vô định hình - Có cấu trúc tinh thể - Có nhiệt độ nóng chảy xác định - Gồm: chất rắn đơn tinh thể: có tính dị hướng. Chất rắn đa tinh thể: có tính đẳng hướng. Ví dụ: đơn tinh thể: hạt muối, miếng thạch anh, viên kim cương Đa tinh thể: hầu hết các kim loại (sắt, nhôm, đồng,…) - Không có cấu trúc tinh thể - Không có nhiệt độ nóng chảy xác định - Có tính đẳng hướng - Ví dụ: thuỷ tinh, các loại nhựa, cao su, … Lưu ý: Một số chất rắn như đường, lưu huỳnh,…có thể tồn tại ở dạng tinh thể hoặc vô định hình.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.