Nội dung text CHUYÊN ĐỀ NÊU HIỆN TƯỢNG, GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ - GV.docx
CHUYÊN ĐỀ NÊU HIỆN TƯỢNG, GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ A. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học. * Để nêu được hiện tượng của các thí nghiệm và viết được phương trình hóa học, học sinh cần: - Nắm rõ tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã được học. - Hiểu về bản chất của phản ứng với từng trường hợp cụ thể. - Nêu được hiện tượng xảy ra khi cho chất A tác dụng với chất B về: màu sắc, mùi, chất kết tủa, chất khí ... - Sau khi nêu được hiện tượng xảy ra ta cần viết được phương trình hóa học cụ thể để giải thích cho hiện tượng đó. 2. Giải thích hiện tượng thực tế Bài tập nói về các hiện tượng trong tự nhiên, yêu cầu ta phải vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đó thông qua việc học và hiểu về tính chất của chất. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG 1. BÀI TẬP NÊU HIỆN TƯỢNG VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC. Bài 1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học (nếu có) cho mỗi thí nghiệm sau: a. Cho đinh sắt vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . b. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có pha một lượng nhỏ phenolphtalein. c. Dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi. d. Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl sau đó thêm dung dịch KOH dư vào và để ngoài không khí. Hướng dẫn a. Cho đinh sắt vào dung dịch Cu(NO 3 ) 2 . - Hiện tượng: Đinh sắt tan dần, dung dịch màu xanh nhạt màu dần, xuất hiện màng màu đỏ bám trên đinh sắt. - Phương trình hóa học: Fe + Cu (NO 3 ) 2 → Cu + Fe (NO 3 ) 2 b. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaOH loãng có pha một lượng nhỏ phenolphtalein. - Hiện tượng: dung dịch NaOH có pha 1 lượng nhỏ phenolphtalein có màu hồng + Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch trên thì màu hồng nhạt dần sau chuyển thành dung dịch không màu. - Phương trình hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H 2 O c. Dùng xô, chậu nhôm để đựng nước vôi. - Hiện tượng: xuất hiện bọt khí, sau 1 thời gian xô chậu bằng nhôm sẽ bị thủng (phá hủy) - Phương trình hóa học: Al 2 O 3 + Ca(OH) 2 → Ca(AlO 2 ) 2 + H 2 O 2Al + Ca(OH) 2 + 2H 2 O → Ca(AlO 2 ) 2 + 3H 2 ↑ d. Hoà tan Fe bằng dung dịch HCl sau đó thêm dung dịch KOH dư vào và để ngoài không khí. - Hiện tượng: Mẫu Fe tan dần vào dung dịch HCl, thu được dung dịch trong suốt, có khí không màu thoát ra. Khi nhỏ dung dịch KOH vào dung dịch thu được thì xuất hiện kết tủa trắng xanh, để lâu ngoài không khí kết tủa chuyển dần sang màu nâu đỏ. - Phương trình hóa học:
Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2 ↑ (có khí thoát ra) FeCl 2 + 2KOH → Fe(OH) 2 ↓+ 2KCl (có kết tủa trắng xanh) Có thể có phản ứng: KOH + HCl dư → KCl + H 2 O 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O → 4Fe(OH) 3 ↓ (kết tủa chuyển màu nâu đỏ) Bài 2: Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm sau (nếu có): a) Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO 4 . b) Cho từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl 3 . c) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl 3 . d) Cho rất từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch K 2 CO 3 và khuấy đều. Hướng dẫn a. Hiện tượng: Na tan dần, sủi bọt khí H 2 , sau đó xuất hiện kết tủa màu xanh lam Cu(OH) 2 . 2Na + 2H 2 O 2NaOH + H 2 CuSO 4 + 2NaOH Na 2 SO 4 + Cu(OH) 2 xanh lam b. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng Al(OH) 3 , sau đó kết tủa tan dần đến hết. 3KOH + AlCl 3 Al(OH) 3 + 3KCl Al(OH) 3 + KOH dư KAlO 2 + 2H 2 O c. Hiện tượng: Kim loại Cu bị tan dần và dung dịch màu vàng nâu của FeCl 3 dần dần chuyển sang dung dịch có màu xanh của CuCl 2 . Cu + 2FeCl 3 2FeCl 2 + CuCl 2 d. Hiện tượng: Ban đầu không có hiện tượng, sau một thời gian, thấy có khí không màu thoát ra. - Ban đầu có phản ứng: K 2 CO 3 + HCl KCl + KHCO 3 - Sau một thời gian khi hết lượng K 2 CO 3 thì sẽ có phản ứng: KHCO 3 + HCl KCl + CO 2 ↑ + H 2 O Bài 3: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học (nếu có) trong các trường hợp sau: a. Cho kim loại barium vào dung dịch sodium hydrogensulfate. b. Đun nhẹ dung dịch HCl đặc với KMnO 4 , khí tạo thành dẫn vào bình chứa dung dịch NaOH có sẵn phenolphtalein. a. Hiện tượng xảy ra: đồng thời xuất hiện kết tủa trắng và có khí không màu, không mùi bay lên. - Sau đó kết tủa đạt cực đại không tăng thêm nhưng vẫn có khí thoát ra (nếu Ba dư). Phản ứng hóa học xảy ra: Ba + 2NaHSO 4 BaSO 4 ↓ + Na 2 SO 4 + H 2 ↑ Ba + 2H 2 O Ba(OH) 2 + H 2 ↑ b. Hiện tượng xảy ra: Có khí màu vàng lục thoát ra từ bình chứa KMnO 4 , dẫn khí này qua dung dịch NaOH có pha sẵn phenolphtalein thì thấy màu hồng của phenolphtalein bị nhạt dần. (Khí màu vàng lục là khí Cl 2 lẫn hơi nước và HCl) Phản ứng hóa học xảy ra: 2KMnO 4 + 16HCl (đặc) ot 2KCl + 2MnCl 2 + 5Cl 2 ↑ + 8H 2 O HCl + NaOH NaCl + H 2 O Cl 2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H 2 O Nếu NaOH hết xảy ra thêm phản ứng: Cl 2 + H 2 O HClO + HCl
Khi đó dung dịch phenolphtalein mất màu hoàn toàn. Bài 4. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi: a. Cho lá Zn vào dung dịch CuSO 4 . b. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 thu được dung dịch X. Sục từ từ đến dư khí CO 2 vào dung dịch X. Hướng dẫn a. Hiện tượng: có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá Zn, màu xanh của dung dịch CuSO 4 nhạt dần, Zn tan dần. Zn + CuSO 4 ZnSO 4 + Cu b. Hiện tượng: xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan trong NaOH dư. 3NaOH + AlCl 3 Al(OH) 3 + 3NaCl NaOH + Al(OH) 3 NaAlO 2 + 2 H 2 O - Dung dịch X có chứa NaOH dư và NaAlO 2 . - Sục khí CO 2 vào dung dịch X: lúc đầu không có hiện tượng, sau đó sẽ có kết tủa keo trắng. CO 2 + NaOH NaHCO 3 + H 2 O CO 2 + 2H 2 O + NaAlO 2 Al(OH) 3 + NaHCO 3 Bài 5. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào cốc chứa dung dịch Na 2 CO 3 . b. Hoà tan hết Fe trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nóng. Khí sinh ra sục vào dung dịch KMnO 4 . Hướng dẫn a. Hiện tượng: Ban đầu không có hiện tượng gì, sau đó có khí không màu thoát ra. Na 2 CO 3 + HCl NaCl + NaHCO 3 NaHCO 3 + HCl NaCl + H 2 O + CO 2 b. Hiện tượng: Fe tan dần, xuất hiện khí không màu, mùi hắc. Dung dịch KMnO 4 mất màu 2Fe + 6H 2 SO 4 (đ) Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3SO 2 + 6H 2 O 5SO 2 + 2KMnO 4 + 2H 2 O K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 2H 2 SO 4 Bài 6. Nêu hiện tượng quan sát được khi tiến hành mỗi thí nghiệm sau và giải thích? a. Nhúng thanh kim loại Cu vào dung dịch AgNO 3 . b. Thả mẩu kim loại potassium vào ống nghiệm có chứa dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 Hướng dẫn a. Khi cho Cu vào dung dịch AgNO 3 thấy có kim loại màu xám bám ngoài Cu. Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh. Cu đã đẩy Ag ra khỏi dung dịch AgNO 3 và một phần Cu bị hoà tan tạo ra dung dịch Cu(NO 3 ) 2 màu xanh lam 33 22AgNO Cu 2Ag CuNO b. Có khí không màu, không mùi thoát ra, đồng thời xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. 2K + 2H 2 O 2KOH + H 2 6KOH + Fe 2 (SO 4 ) 3 2Fe(OH) 3 + 3K 2 SO 4 Bài 7. Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng giải thích cho những thí nghiệm sau đây? a. Cho 100ml nước vôi trong vào 100ml nước lấy từ sông suối hoặc ao hồ (có chứa nhiều Ca(HCO 3 ) 2 và Mg(HCO 3 ) 2 ). b. Nhỏ 1-2ml dung dịch H 2 SO 4 đặc vào một lượng nhỏ tinh thể đường saccharose (C 12 H 22 O 11 ).
c. Cho muối Na 2 SO 3 tác dụng với dung dịch acid HCl, dẫn khí thoát ra vào một cốc nước cất, sau một thời gian cho vào cốc nước này một mẫu giấy quì tím. d. Dẫn khí CO dư qua ống sứ đựng Copper (II) oxide nung nóng, khí thoát ra dẫn vào dung dịch Ba(OH) 2 dư. Hướng dẫn a. Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng - Phương trình hóa học: Ca(OH) 2 + Ca(HCO 3 ) 2 2CaCO 3 ↓ + 2H 2 O Ca(OH) 2 + Mg(HCO 3 ) 2 CaCO 3 ↓ + MgCO 3 ↓ + 2H 2 O b. Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang màu nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên - Phương trình hóa học: C 12 H 22 O 11 24HSOñaëc 11H 2 O + 12C C + 2H 2 SO 4 đặc CO 2 + 2SO 2 + 2H 2 O c. Hiện tượng: - Ban đầu có hiện tượng sủi bọt khí, có khí mùi hắc thoát ra. - Dẫn khí thoát ra vào một cốc nước cất, sau một thời gian cho vào cốc nước này một mẫu giấy quì tím thấy quì tím chuyển thành màu đỏ. - Phương trình hóa học: Na 2 SO 3 + HCl NaCl + SO 2 + H 2 O SO 2 + H 2 O H 2 SO 3 d. Hiện tượng: - Chất rắn màu đen (CuO) chuyển thành chất rắn màu đỏ (Cu). - Khí sinh ra làm dung dịch bị vẩn đục (do xuất hiện kết tủa) - Phương trình hóa học: CO + CuO ot Cu + CO 2 CO 2 + Ba(OH) 2 BaCO 3 + H 2 O Bài 8. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của các thí nghiệm sau đây: a. Cho từ từ dung dịch Ba(OH) 2 tới dư vào dung dịch NaHCO 3 . b. Cho một viên Mg vào dung dịch KHSO 4 . c. Nhỏ từ từ dung dịch FeSO 4 đến dư vào dung dịch thuốc tím có lẫn H 2 SO 4 . d. Dẫn khí SO 2 qua dung dịch Br 2 . e. Nhiệt phân Ca(HCO 3 ) 2 đến khối lượng không đổi. Hướng dẫn a. - Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng. - Phương trình hóa học: Ba(OH) 2 + NaHCO 3 → BaCO 3 ↓ + NaOH + H 2 O b. - Hiện tượng: Xuất hiện khí không màu thoát ra, mẩu Mg tan dần. - Phương trình hóa học: Mg + 2KHSO 4 → MgSO 4 + K 2 SO 4 + H 2 ↑ c. - Hiện tượng: Dung dịch màu tím bị nhạt dần rồi chuyển sang màu nâu đỏ. - Phương trình hóa học: 10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4 → 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 8H 2 O d. - Hiện tượng: Dung dịch Br 2 ban đầu có màu da cam sau khi dẫn khí SO 2 vào thấy màu da cam nhạt dần thành không màu. - Phương trình hóa học: SO 2 + Br 2 + 2H 2 O → H 2 SO 4 + 2HBr e. - Hiện tượng: Có khí không màu thoát ra. - Phương trình hóa học: ot223 2CaO2COHOCaHCO Bài 9. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng trong các trường hợp sau: