Nội dung text Bài 16. Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ.docx
1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 16: TỪ THÔNG. HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber. - Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện từ. - Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi, làm thí nghiệm và trả lời các yêu cầu của GV đưa ra. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu về từ thông. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ và thực hiện thí nghiệm đơn giản để minh họa hiện tượng cảm ứng điện từ. Năng lực vật lí: - Định nghĩa được từ thông và đơn vị weber. - Tiến hành các thí nghiệm đơn giản minh hoạ được hiện tượng cảm ứng điện tử. - Phát biểu được nội dung định luật Lenz về chiều của dòng điện cảm ứng. - Viết được công thức tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín. - Vận dụng được định luật Faraday và định luật Lenz về cảm ứng điện từ. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm.
2 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh mô tả đường sức từ xuyên qua diện tích S giới hạn bởi vòng dây dẫn kín, hình ảnh các đường sức từ xuyên qua diện tích giới hạn bởi khung dây, hình ảnh khung dây dẫn kín và nam châm vĩnh cửu,… - Máy chiếu, máy tính (nếu có). - Phiếu học tập. 2. Đối với học sinh: - HS mỗi nhóm: + Bộ dụng cụ thí nghiệm 1: nam châm, cuộn dây, điện kế và các dây dẫn. + Bộ dụng cụ thí nghiệm 2: nam châm điện, cuộn dây, điện kế, khóa K, nguồn điện, biến trở và các dây dẫn. - HS cả lớp: + SGK, SBT Vật lí 12. + Hình vẽ liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS đặt được các câu hỏi tìm hiểu về hiện tượng cảm ứng điện từ và xác định được vấn đề của bài học. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân để hình dung về từ thông và hiện tượng cảm ứng điện từ, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về từ thông và hiện tượng cảm ứng điện từ, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập