Nội dung text Lớp 11. Đề KT chương 3 (Đề số 2).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 5 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11 – CHƯƠNG 3 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức: Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) Nhóm chức Số sóng (cm -1 ) -OH (alcohol) 3500 - 3200 -NH- (amine) 3300 - 3000 -CHO (aldehyde) 2830 - 2695 (C-H) 1740 - 1685 (C=O) -CO (ketone) 1715 - 1666 (C=O) -COOH (carboxylic) 3300 - 2500 (OH) 1760 - 1690 (C=O) -COO (ester) 1750 - 1715 (C=O) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ? A. CO 2 . B. C 6 H 6 . C. Na 2 CO 3 . D. Al 4 C 3 . Câu 2. Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon? A. CH 4 . B. CH 3 OH. C. C 2 H 4 . D. C 3 H 8 . Câu 3. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hydrogen. Câu 4. Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào sau đây không có hấp thụ ở vùng 1750 – 1600 cm -1 ? A. Alcohol. B. Ketone. C. Ester. D. Aldehyde. Câu 5. óa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các …………………. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là A. hợp chất hữu cơ. B. hợp chất vô cơ. C. hợp chất thiên nhiên. D. hợp chất phức. Câu 6. Trường hợp nào dưới đây khoanh đúng nhóm chức carboxylic acid của ethanoic acid? A. B. C. D. Câu 7. Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau là phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp chưng cất. B. Phương pháp chiết C. Phương pháp kết tinh. D. Phương pháp sắc kí cột. Câu 8. Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ? A. Chiết, chưng cất và kết tinh. B. Chiết và kết tinh. C. Chưng cất và kết tinh. D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí. Mã đề thi: 302
Câu 9. Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C 6 H 12 O 6 . Công thức đơn giản nhất của glucose là A. C 1,5 H 3 O 1,5 . B. CH 2 O. C. C 3 H 4 O 3 . D. CHO 2 . Câu 10. Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của A. peak [M + ] lớn nhất. B. peak [M + ] nhỏ nhất. C. peak xuất hiện nhiều nhất. D. nhóm peak xuất hiện nhiều nhất. Câu 11. Hợp chất hữu cơ X có 82,76% khối lượng là carbon, còn lại là hydrogen. Công thức thực nghiệm của X là A. CH 5 . B. C 5 H. C. C 2 H 5 . D. C 5 H 2 . Câu 12. Để viết được cấu tạo hóa học của một chất cần biết những yếu tố nào sau đây? (a) Thành phần phân tử của chất. (b) Hóa trị của các nguyên tố có trong phân tử chất. (c) Trật tự liên kết của các nguyên tử có trong phân tử chất. (d) Nhiệt độ sôi của chất. A. a, b, c. B. a, c, d. C. b, c, d. D. a, b, d. Câu 13. Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 14. Cho các cặp chất sau đây: Số cặp chất là đồng đẳng của nhau là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 15. Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sôi ở 36 o C), heptane (sôi ở 98 o C), octane (sôi ở 126 o C) và nonane (sôi ở 151 o C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây? A. Chiết. B. Kết tinh. C. Bay hơi. D. Chưng cất. Câu 16. Glycerol là hợp chất dùng làm dược phẩm để giảm cân, cải thiện hoạt động tập thể dục, giúp cơ thể bù lượng nước bị mất trong suốt thời gian bị tiêu chảy và nôn mửa cũng như làm giảm áp lực bên trong mắt ở những người bị tăng nhãn áp. Dựa vào phổ IR dưới đây: Cho biết peak nào có thể xác định được nhóm chức -OH có trong hợp chất (X)? A. Peak D. B. Peak E. C. Peak A. D. Peak B. Câu 17. Vì sao có thể dựa vào nhóm chức để phân loại các hợp chất hữu cơ? A. Vì biết được nhóm chức thì biết được thành phần các nguyên tố hóa học có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Vì nhóm chức không bị biến đổi khi phân tử hữu cơ tham gia phản ứng. C. Vì nhóm chức tham gia vào các phản ứng trong cơ thể sống. D. Vì nhóm chức gây ra các phản ứng hoá học đặc trưng cho phân tử hữu cơ. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO 2 , các muối carbonate, cyanide, carbide, …) (b) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hợp chất hữu cơ. (c) Phổ khối lượng (MS) cho biết tỉ lệ phần trăm khối lượng của các nguyên tố. (d) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Catechin là một chất kháng oxi hoá mạnh, ức chế hoạt động của các gốc tự do nên có khả năng phòng chống bệnh ung thư, nhồi máu cơ tim. Trong lá chè tươi, catechin chiếm khoảng 25 – 35% tổng trọng lượng khô. Ngoài ra, catechin còn có trong táo, lê, nho… Công thức cấu tạo của catechin cho như hình bên. a. Catechin là hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ tự nhiên. b. Catechin là hợp chất hữu cơ đa chức. c. Catechin có 9 liên kết π (pi) trong phân tử. d. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong catechin là 33,1%. Câu 2. Thực hiện thí nghiệm tách β-carotene từ nước ép cà rốt như sau: - Chuẩn bị: nước ép cà rốt, hexane; cốc thuỷ tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm. - Tiến hành: Bước 1: Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút. Bước 2: Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp. Bước 3: Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β-carotene hoà tan trong hexane. a. Trước khi chiết lớp hexane trong phễu không có màu; sau khi chiết lớp hexane trong phễu có màu vàng cam. b. Thí nghiệm tách β-carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc chiết lỏng – lỏng. c. Dùng dung môi là hexane có khả năng hoà tan β-carotene nhưng không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp để chiết. d. Phễu chiết tách thành hai lớp, lớp bên trên là nước, lớp dưới là β-carotene hoà tan trong hexane. Câu 3. Hợp chất Cinnamaldehyde có nhiều trong vỏ cây quế và có mùi thơm của quế. Tinh dầu quế được chiết xuất từ vỏ cây quế với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Có hai cách để chiết xuất được tinh dầu quế từ vỏ quế: Đó là công nghệ chưng cất hơi nước và chiết xuất qua dung môi. Công thức cấu tạo của Cinnamaldehyde như hình bên. a. Cinnamaldehyde có đồng phân hình học và có công thức phân tử là C 9 H 8 O. b. Cinnamaldehyde có số liên kết σ (sigma) trong phân tử là 18. c. Vỏ quế để lâu sẽ bị mất mùi thơm, nguyên nhân chính là do Cinnamaldehyde bị oxi hoá bởi oxygen trong không khí. d. Để thu được thành phần Cinnamaldehyde lên đến 90% thì phải sử dụng công nghệ chiết xuất qua dung môi.