Nội dung text KHA-2018-196905.pdf
dẫn đến việc NSNN không cân đối, bội chi, vay nợ và mục tiêu về kỷ luật tài khoá không được đảm bảo. Thứ ba, lập kế hoạch chi NSĐP truyền thống đang thiếu một kế hoạch chi tiêu tổng thể khi ngân sách chi thường xuyên và ngân sách chi đầu tư phát triển được xây dựng tách biệt tại hai cơ quan tại tỉnh là Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hướng dẫn riêng biệt của cấp trên là Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Khi việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn và việc lập kế hoạch tách biệt như vậy, nếu không có sự thảo luận chặt chẽ giữa hai cơ quan nói trên thì việc thực hiện các lựa chọn ưu tiên chiến lược giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong năm ngân sách hoặc trong giai đoạn trung hạn sẽ không phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, của địa phương trong điều kiện nguồn lực có hạn. Hay nói cách khác, mục tiêu về hiệu quả phân bổ không đạt được trong quản lý chi NSĐP. Thứ tư, quan trọng hơn lập dự toán ngân sách NSĐP theo phương pháp truyền thống vẫn thực hiện trong một năm ngân sách không thể đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động chi tiêu NSĐP ở các chương trình, nội dung chi có thời gian dài hơn một năm. Bên cạnh đó, khi phê duyệt NSĐP theo năm không với khuôn khổ ngân sách trung hạn sẽ dẫn đến phê duyệt ngân sách mà chỉ quan tâm đến hiệu quả trước mắt (thực hiện mục tiêu đặt ra của năm ngân sách đó) mà không quan tâm đến hiệu quả của các năm tiếp theo. Để khắc phục được các vấn đề nêu trên của cách lập dự toán NSĐP truyền thống, đảm bảo thực hiện các mục tiêu của quản lý chi NSNN, chi NSĐP là kỷ luật tài khoá tổng thể, hiệu quả phân bổ và hiệu quả hoạt động, Luật NSNN năm 2015 đã quy định về lập kế hoạch tài chính 5 năm, 3 năm. Như vậy các địa phương cần thiết phải thay đổi cách soạn lập ngân sách sang phương pháp lập NSĐP theo kết quả hoạt động; lập ngân sách theo chương trình nhưng phải đặt các kế hoạch ngân sách hàng năm vào trong một khuôn khổ tài chính, khuôn khổ ngân sách trung hạn (3 năm đến 5 năm). Hay nói cách khác, khuôn khổ tài chính trung hạn
và khuôn khổ chi tiêu trung hạn là một trong những nội dung quan trọng của phương pháp lập ngân sách theo kết quả hoạt động và là công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý chi NSĐP nói riêng và quản lý tài chính công nói chung. Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Ngày 12/8/1991, Thủ tướng Chính phủ quyết định tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau 25 năm tái lập tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc của tỉnh đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, xây dựng và phát triển kinh tê – xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và giữ vững chủ quyền biên giới, Lào Cai đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội trong các tỉnh Tây Bắc. Trong khi nhu cầu nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ của địa phương rất lớn nhưng nguồn thu từ nội lực nền kinh tế địa phương còn hạn chế, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp tạo lập và nuôi dưỡng nguồn thu, quản lý chặt chẽ chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên trong quá trình quản lý NSĐP, trong đó có việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính ở địa phương còn có những hạn chế do từ năm 2016 trở về trước, Lào Cai cũng như các địa phương trong cả nước thực hiện theo Luật NSNN năm 2002 – lập kế hoạch NSĐP và quản lý chi NSĐP theo phương pháp truyền thống. Để khắc phục những tồn tại đó, thực hiện Luật NSNN năm 2015, từ năm 2017 tỉnh Lào Cai cần thiết phải xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn 5 năm, 3 năm theo cách làm mới. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài "Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn của ngân sách địa phương - tỉnh Lào Cai" để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn hướng tới việc trả lời một số câu hỏi sau: - Kế hoạch tài chính trung hạn, kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm của NSĐP là gì, vai trò của các kế hoạch này trong lập ngân