PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ25-BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ ALCOHOL VÀ CARBOXYLIC ACID-HS.pdf

1 BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ ALCOHOL VÀ CARBOXYLIC ACID A. MỘT SỐ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC CẦN NHỚ o 2 4 loaõng o 2 4 ñaëc 2 4 ñaëc men röôïu 6 12 6 2 5 2 men giaám 2 5 2 3 2 3 2 5 3 2 5 2 2 5 18 H SO ,t 2 4 2 3 2 H SO ,t H SO (2) C H O ( 2C H OH 2CO (3) 1) C H H O CH C O C H OH O CH OOH H O (4) CH C OH C H OH CH COOC H H O (5) O C H H O H H            o t 0 o 0 3 3 2 CaO,t 3 4 2 3 C 0 aO,t 3 ñ 2 aëc,dö 4 2 C 2 2 2 3 CH CH H O H O (6) CH COOH NaOH CH COONa H O (7) CH COONa NaOH CH Na CO (8) CH COOH 2NaOH CH Na CO                B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. 1. Hoàn thành các phản ứng sau dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn, biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol trong sơ đồ sau: (1) C6H14O4 + 2NaOH 0 t (A) + (B) + (C) (2) (A) + NaOH CH4 + Na2CO3 (3) (B) + HCl → (D) + NaCl (4) (D) + 2Na → (E) + H2 (7) (C) o  H SO ñaëc,170 C 2 4 (I) + H2O (8) 2(C) o  H SO ñaëc,140 C 2 4 (K) + H2O 2. Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức C2HyOz ( Bài 2. Xăng sinh học (xăng pha ethanol), (ethanol hay còn gọi alcohol etylic) được coi là giải pháp thay thế cho xăng truyền thống. Xăng pha ethanol là xăng được pha một lượng ethanol theo tỷ lệ đã nghiên cứu như: xăng E85 (pha 85% ethanol), E10 (pha10% ethanol), E5 (pha 5% ethanol),... - Tại sao gọi xăng ethanol là xăng sinh học ? Viết các phương trình hóa học để chứng minh. - Tại sao xăng sinh học được coi là giải pháp thay thế xăng truyền thống ? Biết khi đốt cháy 1 kg xăng truyền thống thì cần 3,22 kg O2. Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 3,18 gam hỗn hợp A gồm 2 alcohol đơn chức X, Y (MX < MY) đồng đẳng (mạch hở không phân nhánh, phân tử chứa một liên kết đôi) thu được 7,48 gam CO2. Biết số mol của alcohol X chiếm khoảng 65% đến 81% tổng số mol hỗn hợp A. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của mỗi alcohol X, Y. Bài 4. Chia m gam hỗn hợp X gồm CH3OH và C3H5(OH)3 thành hai phần bằng nhau, sau đó: - Phần 1: Cho tác dụng với Na dư thu được V lít khí (đkc).  0 CaO t cao z 0) 
2 - Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào Y lại thấy xuất hiện kết tủa, để kết tủa lớn nhất thì cần tối thiểu 200 ml dung dịch NaOH 1M. Tính giá trị của V Bài 5. Hỗn hợp X gồm ethylic alcohol và alcohol A có công thức dạng CnHm(OH)3 (với n, m>0). Chia hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 19,832 lít khí CO2 (đkc) và 19,8 gam H2O. - Phần 2: Cho tác dụng hết với Na thu được 8,6765 lít khí H2 (đkc). 1. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên alcohol A? 2. Tính thể tích không khí tối thiểu cần dùng để đốt cháy hết 1 10 hỗn hợp X? Biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí và các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Bài 6. Hỗn hợp X gồm ethylic alcohol và một alcohol A có công thức CnH2n+1OH. Cho 3,04 gam X tác dụng hết với Na thấy thoát ra 0,7437 lít H2 (đkc). Biết tỉ lệ số mol của ethylic alcohol và alcohol A trong hỗn hợp tương ứng là 2 : 1. a) Xác định công thức phân tử của alcohol A. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi alcohol trong X. c) Viết công thức cấu tạo của A. Bài 7. X là một alcohol có công thức phân tử Cn H2n +1CH2OH ( n 0  ), tính chất tương tự CH3CH2OH. Oxi hóa 9,6 gam X bằng O2 có xúc tác thích hợp, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm acid, alcohol dư và nước. Cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư thu được 5,9496 lít H2 (đkc). Mặt khác nếu đun lượng hỗn hợp Y như trên với H2SO4 đặc nóng để thực hiện phản ứng ester hóa đến khi hiệu suất phản ứng đạt 80% thì thu được m gam este. Tìm m, biết phản ứng oxi hóa X bằng O2 có phương trình là CnH2n+1CH2OH + O2  CnH2n+1COOH + H2O Bài 8. Hỗn hợp (B) gồm hai alcohol có công thức CnH2n+1OH và CmH2m+1OH (cho n < m). Cho 3,9 gam (B) tác dụng hết với Na thấy thoát ra 1,2395 lít H2 (đkc). Nếu hóa hơi mỗi alcohol có khối lượng như nhau, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, alcohol CnH2n+1OH có thể tích hơi gấp 1,875 lần thể tích hơi của alcohol CmH2m+1OH. a) Hãy xác định công thức phân tử của mỗi alcohol trong (B). b) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi alcohol trong (B). c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của mỗi alcohol trong (B). d) Tính thể tích khí O2 (đkc) cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 3,9 gam (B). Bài 9. A là alcohol đa chức có công thức R(OH)n (R là gốc hydrocarbon). Cho 12,8 gam dung dịch alcohol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với Na dư thu được 6,1975 lít H2 (ở đkc). Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng phân tử của A là 92 amu. Bài 10. Tiến hành các thí nghiệm sau:
3 - Thí nghiệm 1: Cho 7,36 gam alcohol X có dạng CnH2n+1OH tác dụng với m gam Na, sau phản ứng được 1,4874 lít khí H2. - Thí nghiệm 2: Cho 7,36 gam alcohol X tác dụng với 1,5m gam Na, sau phản ứng được 1,9832 lít khí H2. - Thí nghiệm 3: Đun nóng 10,8 gam acetic acid với 9,2 gam alcohol X (xúc tác H2SO4 đặc), sau một thời gian thu được 11,88 gam ester. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện chuẩn. a) Xác định công thức của alcohol X. b) Tính hiệu suất của phản ứng ester hóa. Bài 11. Xác định công thức của các acid A, B, C trong các trường hợp sau: a) Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam acid no đơn chức (mạch hở) A cần 12,395 lít O2 (đkc). b) Trung hòa 0,1 mol B (có khối lượng 10,4 gam) cần 8 gam NaOH. c) Trung hòa 2,25 gam acid C cần 20 ml dung dịch KOH 2,5M. (biết C là acid có 2 chức) Bài 12. Một hỗn hợp gồm 2 carboxylic acid no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của acetic acid. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau đó phải dùng 25ml dung dịch HCl 0,2M để trung hoà NaOH dư. Sau khi đã trung hoà đem cô cạn dung dịch đến khô thu được 1,0425g hỗn hợp muối khan. a) Viết CTCT của 2 acid. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b) Tính giá trị của m. Bài 13. Hỗn hợp X gồm acid Y đơn chức và acid Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,958 lít khí H2 (ở đkc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2, sinh ra 26,4 gam CO2. Xác định công thức cấu tạo và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp X. Bài 14. Hỗn hợp X gồm hai acid hữu cơ A và B (MA < MB) có công thức tổng quát CnH2n+1COOH với n  0. Cho 6,7 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaOH 1M thì cần vừa đủ V ml. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 8,9 gam hỗn hợp muối khan. a) Xác định công thức phân tử của hai acid, Biết tỷ lệ số mol của chúng trong hỗn hợp là 1:1. b) Tính V và thành phần % khối lượng của mỗi acid có trong hỗn hợp. Bài 15. Cho hợp chất hữu cơ Y chứa C, H, O. Đốt cháy hết 0,2 mol Y bằng lượng vừa đủ 9,916 lít O2 (đkc). Cho toàn bộ lượng các sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng 100 gam dung dịch H2SO4 96,48% (dư), bình 2 đựng lượng dư dung dịch KOH và toàn bộ các sản phẩm cháy đó bị hấp thụ hết. Sau thí nghiệm, ta thấy nồng độ của dung dịch H2SO4 ở bình 1 là 90%, ở bình 2 có 55,2 gam muối được tạo thành. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của Y. Biết rằng Y tác dụng được với dung dịch NaHCO3 thấy giải phóng ra khí CO2.
4 c. Viết các phương trình phản ứng giữa Y và các chất sau (nếu có xảy ra): Cu, Zn, CuO, SO2, Cu(OH)2, Na2CO3. Bài 16. Hỗn hợp A gồm acid X (CnH2n+1COOH) và alcohol Y (CmH2m+1OH). Chia A thành 3 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 6,1975 lít H2 (đkc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thì thu được 57,2 gam CO2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng ester hóa với hiệu suất 75%, sau phản ứng thấy có 2,7 gam nước sinh ra. a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra b. Xác định công thức của X và Y 17. Hợp chất hữu cơ X có nhiều trong quả chanh. Kết quả phân tích nguyên tố (theo khối lượng) cho thấy X chứa: 37,5% carbon; 4,167% hydrogen, còn lại là oxygen. Biết phân tử khối của X là 192. a) Xác định công thức phân tử của X. b) Cho a mol X phản ứng với lượng dư NaHCO3, thu được 3a mol CO2. Còn khi cho a mol X tác dụng với Na dư, thu được 2a mol H2. Xác định công thức cấu tạo của X, biết X có cấu tạo đối xứng. Bài 18. Cho kim loại kiềm R tan hết trong 200ml dung dịch chứa một carboxylic acid XCOOH 0,5M, sau phản ứng thu được 3,7185 lít khí (đkc) và dung dịch A. Cô cạn A thu được 17,4 gam rắn khan B. Mặt khác, nếu cho một lượng oxit của R tan trong lượng vừa đủ dung dịch XCOOH 10% thì sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ muối là 12,52%. Xác định kim loại R và công thức của carboxylic acid . Bài 19. Cho sơ đồ sau Tìm các hợp chất hữu cơ khác nhau thích hợp A, B, C, D, E. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Biết rằng: E là một acid có công thức tổng quát CnH2n+1COOH. Khi cho lượng acid E tác dụng hết với 100 gam dung dịch NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thì thu được dung dịch chỉ chứa muối của acid hữu cơ có nồng độ 21,87%. Bài 20. Thực hiện phản ứng ester hóa giữa acid CxHyCOOH và alcohol CnH2n+1OH, sau một thời gian tách bỏ nước thì thu được hỗn hợp X gồm ester, acid và alcohol. Đốt cháy hoàn toàn 62 gam hỗn hợp X, thu 76,849 lít khí CO2(đkc) và 50,4 gam H2O. Mặt khác, cho 62 gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 29,6 gam alcohol. Tách lấy lượng alcohol rồi hóa hơi hoàn toàn thì thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 11,2 gam khí nitrogen đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. a. Xác định công thức cấu tạo của alcohol và acid. b. Tính hiệu suất phản ứng ester hóa.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.