Nội dung text 59. tỉnh Bình Phước [Tự Luận].docx
Trang 1/4 – Mã đề 025-H12C ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 4 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HOÁ HỌC 12 Thời gian: 120 phút (không tính thời gian phát đề) Mã đề 025- H12C Câu 1: (2,0 điểm) 1.1. (1,0 điểm) Viết công thức Lewis, công thức cấu tạo của H 2 S, CO 2 . 1.2. (1,0 điểm) Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns 2 np 4 . Trong hợp chất khí của R với hydrogen, nguyên tố R chiếm 94,12% khối lượng. a) Xác định R và viết công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của R. b) Tính phần trăm khối lượng của R trong oxide cao nhất. Câu 2: (2,0 điểm) 2.1. (1,0 điểm) Xét phản ứng oxi hóa tripalmitin : (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 (s) + 72,5O 2 (g) → 51CO 2 (g) + 49H 2 O(l) Δ r = -31604,0 kJ Cho nhiệt tạo thành chuẩn của CO 2 (g) và H 2 O(l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. a) Tính nhiệt tạo thành chuẩn của tripalmitin ở thể rắn. b) Tính năng lượng (kJ) tối đa cung cấp bởi 1 gam chất béo tripalmitin ở thể rắn khi bị oxi hóa hoàn toàn. 2.2. (1,0 điểm) Thời gian cần để hoà tan hết một mẫu CaCO 3 trong dung dịch HCl được biểu diễn ở bảng sau: Nhiệt độ (°C) 20 40 55 Thời gian (phút) 27 3 t Câu 3: (2,0 điểm) 3.1. (1,0 điểm) N 2 O 4 (không màu) bị phân hủy thành NO 2 (màu nâu đỏ) theo phương trình: N 2 O 4 (g) ⇋ 2NO 2 (g) Ban đầu, trong bình phản ứng dung tích không đổi 1,2 lít có chứa 0,72 mol N 2 O 4 . Khi cân bằng nồng độ N 2 O 4 ở các nhiệt độ khác nhau như sau : Nhiệt độ Nồng độ N 2 O 4 trạng thái cân bằng (mol/L) 0°C 0,45 20°C 0,25 a) Khi tăng nhiệt độ, màu sắc hỗn hợp khí trong bình thay đổi như thế nào? Giải thích ? b) Tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng ở 20°C. 3.2. (1,0 điểm) Trộn lẫn 7 mL dung dịch NH 3 1M với 3 mL dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. a) Tính pH của dung dịch A b) Thêm 0,001 mol NaOH vào dung dịch A thu được dung dịch B (coi thể tích dung dịch B bằng thể tích dung dịch A). Xác định pH của dung dịchB. Biết NH 3 + H 2 O ⇋ NH 4 + + OH - có hằng số cân bằng 1,8.10 -5 . Câu 4: (2,0 điểm) 4.1. (1,0 điểm) Có thể tạo thành một hệ pin đơn giản từ các điện cực đồng và kẽm nối với nhau bằng dây dẫn cắm vào một quả chanh. Phương trình nửa phản ứng ở : + Điện cực đồng là: 2H + (aq) + 2e → H 2 (g). + Điện cực kẽm là: Zn(s) → Zn 2+ (aq) + 2e. Phương trình ion tổng khi pin hoạt động là: 2H + (aq) + Zn(s) → Zn 2+ (aq) + H 2 (g). a) Trong pin này, điện cực nào là cathode và điện cực nào là anode ?
Trang 2/4 – Mã đề 025-H12C b) Khi sử dụng một quả chanh già, khô quắt thì pin không hoạt động được. Giải thích tại sao ? 4.2. (1,0 điểm) Chuẩn độ dung dịch H 2 C 2 O 4 bằng dung dịch KMnO 4 . • Bước 1: Rót dung dịch KMnO 4 0,002M vào burete (tối màu), điều chỉnh đến vạch ‘0’. • Bước 2: Dùng pipete lấy 10 mL dung dịch mẫu chứa H 2 C 2 O 4 (nồng độ C ₀ ) cho vào bình định mức, sau đó cho tiếp nước cất đến vạch định mức 100 ml (lắc đều). Lấy 10 mL dung dịch từ bình định mức cho vào bình tam giác, cho thêm 5 mL dung dịch HClO 4 (dùng dư so với lượng phản ứng), rồi cho thêm nước cất đến khoảng 25mL. • Bước 3: Tiến hành chuẩn độ: Cho từ từ dung dịch KMnO 4 0,002M từ burete vào bình tam giác đã chứa hỗn hợp H 2 C 2 O 4 và HClO 4 ở bước 2 và lắc đều cho đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng (bền trong 30s) thì dừng chuẩn độ. Lặp lại thí nghiệm trên thêm 2 lần nữa, kết quả ghi nhận được thể tích dung dịch KMnO 4 0,002M như sau : Thí nghiệm 1 2 3 V(KMnO 4 0,002M) 11,5 mL 11,8 mL 11,7 mL a) Cân bằng phương trình chuẩn độ sau: MnO 4 - + H 2 C 2 O 4 + H + → CO 2 + H 2 O + Mn 2+ b) Tính nồng độ C ₀ (mol/l) của dung dịch H 2 C 2 O 4 ban đầu. Câu 5: (2,0 điểm) 5.1. (1,0 điểm) Phân tích nhiệt trọng là kỹ thuật phân tích để xác định thành phần các chất rắn bị phân hủy khi đun nóng. Sự thay đổi khối lượng được đo trong quá trình đun nóng sẽ cung cấp các thông tin về thành phần của chất ban đầu. Đun nóng 4,96 gam hỗn hợp CaC 2 O 4 và MgC 2 O 4 đến 1200°C, trong quá trình này khối lượng hỗn hợp chất rắn được đo liên tục. Biết rằng có 2 phản ứng phân hủy xảy ra ở khoảng 400°C: MgC 2 O 4 → MgO + CO + CO 2 ; CaC 2 O 4 → CaCO 3 + CO Ở 900°C quan sát được phản ứng phân hủy thứ 3. a) Viết phương trình phản ứng phân hủy thứ 3. b) Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,008 gam chất rắn. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong 4,96 gam hỗn hợp. 5.2. (1,0 điểm) Quá trình sản xuất Cu từ Cu 5 FeS 4 bằng phương pháp hỏa luyện kim thường diễn ra qua các giai đoạn sau: (1) Đun nóng Cu 5 FeS 4 trong oxygen tạo ra Cu 2 S, Fe 3 O 4 và SO 2 . (2) Cho Fe 3 O 4 phản ứng với CO và một hợp chất X chứa hai nguyên tố (X gồm phi kim M và oxygen, trong đó có 53,25% khối lượng oxygen) có nhiệt độ nóng chảy cao, thu được hợp chất Y (Y chứa 31,41 %O và 54,81 %Fe về khối lượng và phi kim M) và CO 2 . Trong pha lỏng, hợp chất Y không trộn lẫn được với Cu 2 S, do đó nhanh chóng bị tách ra dưới dạng xỉ. (3) Đun nóng Cu 2 S với oxygen để chuyển hoá một phần thành Cu 2 O. (4) Khi Cu 2 S và Cu 2 O đạt tỉ lệ hợp thức sẽ phản ứng với nhau, tạo thành Cu và SO 2 . a) Xác định công thức phân tử của X, Y. b) Viết các phương trình phản ứng tương ứng với các giai đoạn từ (1) đến (4). Câu 6: (2,0 điểm) 6.1. (1,0 điểm): So sánh nhiệt độ sôi của các hợp chất hữu cơ sau và giải thích. 6.2. (1,0 điểm): Phản ứng của BrCH 2 CH 2 CH 2 CH 2 NH 2 với NaH sinh ra chất W, có phổ IR và khối phổ như hình bên dưới. Lập luận đề xuất công thức cấu tạo của W.