Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - TIẾN HÓA LỚN VÀ CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI - HS.pdf
TIẾN HÓA LỚN VÀ CÂY PHÁT SINH CHỦNG LOẠI PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài (chi/giống, họ, bộ, lớp, ngành, giới) được gọi là gì? A. Tiến hóa nhỏ. B. Tiến hóa lớn. C. Hình thành quần xã. D. Hình thành quần thể. Câu 2. Quá trình tiến hóa diễn ra trong không gian địa lí rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài. Đây là phạm vi của A. tiến hóa nhỏ. B. tiến hóa lớn. C. hình thành quần xã. D. hình thành quần thể. Câu 3. Từ các loài bò sát (khủng long) đã hình thành nên loài chim đầu tiên. Đây được xem là quá trình gì? A. Tiến hóa lớn. B. Tiến hóa nhỏ. C. Đột biến. D. Dòng gene. Câu 4. Sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa một số loài khác nhau, loài nào có sự khác biệt di truyền lớn nhất với loài D? A. Loài A. B. Loài C. C. Loài E. D. Loài G Câu 5. Các nhà khoa học phát hiện ra một sinh vật mới trong rừng nhiệt đới, các sinh vật mới được biết là có lông, đi bằng bốn chân, là một động vật ăn cỏ, cao khoảng một mét, và con đực của loài mới này loài có sừng. Sinh vật này có quan hệ gần gũi nhất đến loài này là loài? A. U. maritimus (gấu bắc cực) B. E. ferus (ngựa) C.A. cervicapra (linh dương) D.C. niloticus (cá sấu) Câu 6. Các biến đổi hình thành sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ, sự hình thành cấu trúc xương chi khi động vật chuyển từ nước lên cạn; sự tiến hoá của não bộ ở động vật có xương sống.... Đây được xem là quá trình gì? A. Tiến hóa lớn. B. Tiến hóa nhỏ. C. Đột biến. D. Dòng gene. Câu 7. Là sơ đồ hình cây phân nhánh thể hiện nguồn gốc, giải thích mối quan hệ tiến hoá giữa các nhóm hoặc các loài sinh vật đang sống hay đã tuyệt chủng cùng quan hệ họ hàng giữa chúng được gọi là A. cây sinh vật. B. cây phát sinh chủng loại. C. sơ đồ tiến hóa nhỏ. D. sơ đồ tiến hóa lớn. Câu 8. Quan sát sơ đồ cây tiến hóa dưới đây:
Dựa vào sơ đồ, hãy cho biết đặc điểm nào sau đây phổ biến trong các nhóm sinh vật hiện nay hơn so với các đặc điểm còn lại? A. Có màng ối. B. Có 4 chi. C. Có xương sống. D. Có lông mao. Câu 9. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, hãy cho biết đặc điểm nào ít phổ biến so với các đặc điểm còn lại? A.Có móng tay. B. Hô hấp bằng phổi. C. Có lông vũ. D. Có tuyến vú. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây sai với tiến hóa lớn? A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài Câu 11. Chiều hướng tiến hóa cơ bản nhất của sinh giới là A. Ngày càng đa dạng và phong phú. B. Tổ chức ngày càng cao. C. Thích nghi ngày càng hợp lý. D. Lượng DNA ngày càng tăng Câu 12. Các loài vi khuẩn qua hàng tỉ năm vẫn không tiến hoá thành các loài đa bào vì: A. Hệ gene của chúng quá đơn giản nên không tiến hoá được. B. Cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ, sinh sản nhanh nên dễ thích ứng với môi trường. C. Vi khuẩn có thể sinh bào tử để chống lại điều kiện bất lợi. D. Vi khuẩn ít chịu tác động của chọn lọc tự nhiên Câu 13. Tiến hóa lớn nghiên cứu về quá trình hình thành các đơn vị phân loại A. Trên loài B. Hình thành loài C. Dưới loài D. Hình thành quần thể Câu 14. "Tiến hoá lớn là quá trình tiến hoa hình thành...(1)..., diễn ra trong không gian địa lí rộng lớn và thời gian lịch sử...(2)... Vị trí (1), (2) lần lượt là A. (1) loài, (2) lâu dài. B. (1) loài và các bậc phân loại trên loài, (2) lâu dài. C. (1) loài, (2) tương đối ngắn.
D. (1) loài và các bậc phân loại trên loài, (2) tương đối ngắn. Câu 15. Khi nói về sự khác nhau giữa tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn, phát biểu nào sau đây sai? A. Tiến hóa nhỏ nghiên cứu ở mức độ hình thành loài, còn tiến hoá lớn nghiên cứu mức độ hình thành các bậc phân loại trên loài. B. Tiến hoá nhỏ nghiên cứu sự biến đổi cấu trúc quần thể, tiến hoá lớn nghiên cứu sự hình thành loài mới và các bậc phân loại trên loài. C. Tiền hoá nhỏ có thể diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, tiến hoá lớn diễn ra trong thời gian lâu dài. D. Tiến hoá nhỏ có thể thực hiện các thí nghiệm kiểm tra nhưng tiến hoá lớn thì phức tạp, không kiểm tra được qua tiến hành thí nghiệm. Câu 16. Hiện nay có hai loài voi còn sinh tồn (kí hiệu là M và N) được xếp vào chi Loxodonta và loài thứ ba còn sống sót (kí hiệu là P) được xếp vào chi Elephas. Cây phát sinh chủng loại nào sau đây phản ánh chính xác nhất mối quan hệ của ba loài này? A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D. Câu 17. Trong các ví dụ dưới đây, ví dụ nào không phải là tiến hoá lớn? A. Thay đổi tần số allele trong cấu trúc di truyền quần thể bướm. B. Các biến đổi ở tế bào nhân sơ hình thành nên tế bào nhân thực. C. Sự hình thành cấu trúc xương chi khi động vật chuyển từ nước lên cạn. D. Sự tiến hoá của não bộ ở động vật có xương sống. Câu 18. Hình 2 thể hiện sự phát sinh của bốn loài thuộc các chi khác nhau. Hai loài nào có quan hệ tiến hóa gần nhất? A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 3 và 4. D. 2 và 4. Câu 19. Hình 2 thể hiện sự phát sinh của bốn loài thuộc các chi khác nhau. Loài 4 phát sinh từ loài tồ tiên là ví dụ của quá trình A. tiến hóa nhỏ. B. tiến hóa lớn. C. tiến hóa hóa học. D.tiến hóa tiền sinh học. Câu 20. Sơ đồ dưới đây minh họa các con đường tiến hóa có thể có của một số loài. Câu nào sau đây là suy luận hợp lệ dựa trên thông tin trong sơ đồ?
A. Loài A là tổ tiên chung của mọi sự sống trên Trái Đất. B. Loài D có quan hệ họ hàng gần với loài E hơn là với loài F. C. Loài B là tổ tiên của loài F. D. Loài C là tổ tiên của các loài hiện đang tồn tại. Câu 21. Hình bên mô tả cây phát sinh chủng loại, các chữ cái đại diện cho các loài. Hai loài nào được biểu thị là loại chị em trong cây phát sinh chủng loại này? A. A và B. B.B và C. C. E và F. D. Đáp án B và C đúng. Câu 22. Hãy xem xét sơ đồ sau đây biểu diễn một cây phát sinh chủng loại, phát biểu nào sau đây đúng? A.Hóa thạch loài P sẽ xuất hiện muộn hơn loài R. B.Loài Q và R có thể là kết quả của quá trình tiến hóa hội tụ. C.Hóa thạch loài P sẽ xuất hiện muộn hơn loài R. D.Loài Q và R có thể đã phát sinh thông qua quá trình hình thành loài khác vùng phân bố. Câu 23. Trình tự các nucleotide trong mạch mang mã gốc của một đoạn gene mã hoá cấu trúc của nhóm enzyme dehydrogenase ở người và các loài vượn người. - Người: -CGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG- - Tinh tinh: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG- - Gorila: -CGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT- - Đười ươi: -TGT-TGG-TGG-GTC-TGT-GAT- Sơ đồ cây phát sinh chủng loại nào sau đây phản ánh đúng quan hệ nguồn gốc giữa các loài nói trên?