PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 3. Tóm tắt luận án Tiếng Việt - Nguyễn Thị Diệu Hoa.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ~~~~~~~***~~~~~~~ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã ngành: 9310106 NGUYỄN THỊ DIỆU HOA Hà Nội - 2024
Luận án được hoàn thành tại Trường Đại học Ngoại Thương Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phan Thị Thu Hiền 2. TS Vũ Huyền Phương Phản biện 1:.............................................................................................. Phản biện 2:............................................................................................. Phản biện 3:.............................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Ngoại Thương Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tham khảo luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Ngoại Thương
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, bao gồm: Xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ thuộc chương 27, phân nhóm 2710 của Danh mục thuế quan hài hòa Asean. Mặt hàng xăng dầu là hàng hóa đặc biệt quan trọng, mang tính thiết yếu trong đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới. Ở hầu hết các quốc gia, giá xăng dầu và thị trường xăng dầu thuộc điều tiết và kiểm soát của Chính phủ. Ở Việt Nam hoạt động nhập khẩu xăng dầu và kinh doanh xăng dầu trong nước chịu sự điều tiết và quản lý chuyên ngành của 07 cơ quan Bộ, Ban ngành. Trong đó, đối với hoạt động nhập khẩu, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương thông qua các cơ chế chính sách thuế, phi thuế và kiểm tra giám sát hoạt động nhập khẩu xăng dầu nhằm chống gian lận thương mại, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, phát triển sản xuất và số thu cho Ngân sách Nhà nước. Trên thế giới, không phải quốc gia nào cũng có thể tự sản xuất xăng dầu để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, đặc biệt với những nước không có nguồn tài nguyên xăng dầu (như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Pháp...). Trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2020, tình hình chính trị bất ổn cùng với đại dịch covid kéo dài dẫn đến nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới giảm mạnh. Năm 2021, khi nhu cầu năng lượng của thế giới bắt đầu phục hồi và tăng trưởng sau hậu covid thì tình trạng thiếu hụt nguồn cung xuất hiện nhiều nơi trên thế giới. Việc thiếu hụt nguồn cung đã ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu lớn là Dung Quất và Nghi Sơn, cung ứng mỗi năm khoảng 10-13 triệu tấn xăng dầu khi hoạt động hết công suất, tuy nhiên, với nhu cầu tiêu dùng xăng dầu cả nước mỗi năm khoảng 17 - 21 triệu tấn nên sản lượng sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% - 70% nhu cầu tiêu dùng cả nước, phần còn lại vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Bên cạnh đó,hiện nay mức dự trữ quốc gia đối với mặt hàng xăng dầu chỉ tương đương với gần 10 ngày tiêu dùng trong nước. Ở Việt Nam, tại nhiều thời điểm xảy ra hiện tượng đứt gẫy, thiếu nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước. Vấn đề này được các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá là “một hiện tượng bất thường”, theo đó cần phải xem xét thực tế nguồn cung hiện tại. Bên cạnh đó,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.