PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 7 (Đề số 1).docx

ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 7 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Cl = 35,5; Zn = 65; Br = 80; I = 127; Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là A. ns 2 np 4 . B. ns 2 p 5 . C. ns 2 np 3 . D. ns 2 np 6 . Câu 2. Liên kết trong phân tử hydrogen halide (HX) là A. ion. B. cho - nhận. C. cộng hóa trị phân cực. D. cộng hóa trị không cực. Câu 3. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine, A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng. B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng. C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm. D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm. Câu 4. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là A. fluorine.        B. chlorine.        C. bromine.        D. iodine. Câu 5. Dung dich hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu? A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 6. Chất nào sau đây được ứng dụng dùng để tráng phim ảnh? A. NaBr. B. AgCl. C. AgBr. D. HBr. Câu 7. Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh. C. số electron độc thân. D. số lớp electron. Câu 8. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử? A. F 2 . B. Cl 2 . C. Br 2 . D. I 2 . Câu 9. Phản ứng hoá học giữa hydrogen và chlorine xảy ra trong điều kiện nào sau đây? A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. Khi có ánh sáng. C. Ở nhiệt độ thấp. D. Trong bóng tối, nhiệt độ cao. Câu 10. Phản ứng nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử? A. NaOH + HCl → NaCl + H 2 O. B. MnO 2 + HCl → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O. C. 2Fe + 3Cl 2 → FeCl 3 . D. 2HCl + Fe → FeCl 2 + H 2 . Câu 11. Nguyên tử halogen nào sau đây thể hiện số oxi hoá -1 trong các hợp chất? A. fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 12. Cho một lượng halogen X 2 tác dụng hết với kim loại zinc (Zn) thì thu được 22,5 gam muối. Cũng lượng X 2 đó đem tác dụng với potassium (K) thì thu được 23,8 gam muối. Công thức của X 2 là A. I 2 . B. F 2 . C. Br 2 . D. Cl 2 . Câu 13. Hợp chất của halogen X được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong, chảo, nồi cơm điện, … X là A. Fluorine.     B. Iodine. C. Bromine.     D. Chlorine. Câu 14. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để điều chế iodine trong công công nghiệp là A. rong biển. B. nước biển. C. muối ăn. D. quặng cryolite. Mã đề thi: 701
Câu 15. Cho các dung dịch hydrofluoric, potassium iodide, sodium chloride, kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z. Khi dùng thuốc thử silicon dioxide và silver nitrate để nhận biết Y, Z thu được kết quả cho trong bảng sau: Chất thử Thuốc thử Hiện tượng Y Silicon dioxide Silicon dioxide bị hoà tan Z Silver nitrate Có kết tủa màu vàng Các dung dịch ban đầu được kí hiệu tương ứng là A. Z, Y, X. B. Y, X, Z. C. Y, Z, X. D. X, Z, Y. Câu 16. Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen? A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng. B. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng. C. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước. D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Câu 17. Chọn phát biểu không đúng? A. Các hydrogen halide tan tốt trong nước tạo dung dịch acid. B. Ion F - và Cl - không bị oxi hóa bởi dung dịch H 2 SO 4 đặc. C. Các hydrogen halide làm quỳ tím hóa đỏ. D. Tính acid của các hydrohalic acid tăng dần từ HF đến HI. Câu 18. R là nguyên tố mà nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là np 2n+1 (n là số thứ tự của lớp electron). Cho các nhận xét sau đây về nguyên tố R: (a) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18. (b) Số electron độc thân trong nguyên tử R là 3. (c) Oxide cao nhất tạo ra từ R là R 2 O 7 . (d) NaR tác dụng với dung dịch AgNO 3 tạo kết tủa. (e) Hợp chất khí với hydrogen của R trong dung dịch nước có tính acid mạnh. Số nhận xét đúng là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể potassium permanganate, nhỏ tiếp vào ống nghiệm vài giọt dung dịch hydrochloric acid đậm đặc. Đậy kín ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm như hình vẽ: a. Trong thí nghiệm trên, hydrochloric acid bị khử thành khí chlorine. b. Trong ống nghiệm có xuất hiện khí màu vàng lục đó là khí chlorine. c. Băng giấy màu ẩm bị mất màu dần do sinh ra khí chlorine sinh ra trong bình tác dụng với nước tạo ra HClO là chất oxi hóa mạnh, có tính tẩy màu. d. Để hạn chế chlorine gây độc thoát ra trong quá trình thực hành thí nghiệm cần cho thêm lượng dư dung dịch H 2 SO 4 đặc. Câu 2. Nhiệt độ sôi của hydrogen halide (HX) được cho ở bảng sau: Chất HF HCl HBr HI Nhiệt độ sôi o C 19,5 -84,9 -66,7 -35,8 a. Ở điều kiện thường, các hydrogen halide đều là chất khí.

Nồng độ chloramine B khi hòa tan vào nước đạt 0,001% có tác dụng sát khuẩn dùng trong xử lí nước sinh hoạt. Cần dùng bao nhiêu viên nén chloramine B 25% (loại viên 1 gam) để xử lí bình chứa 200 lít nước? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.