Nội dung text Tuần 23 _ HĐTN 9.docx
Tuần 23 Tiết 67 - 68 - 69 TRUYỀN THÔNG TRONG CỘNG ĐỒNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG (Hoạt động định hướng: 1 tiết; Hoạt động giáo dục theo chủ đề: 1 tiết; Hoạt động phản hồi kết quả vận dụng: 1 tiết) I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia trải nghiệm các hoạt động trong nội dung này, HS sẽ: 1. Về kiến thức Nêu được một số vấn đề diễn ra trong môi trường học đường và xác định được những vấn đề HS có thể truyền thông trong cộng đồng. 2. Về năng lực Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực giao tiếp thông qua hoạt động xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. 3. Về phẩm chất Phát triển phẩm chất: – Tự tin trong giao tiếp. – Có trách nhiệm với các vấn đề học đường. II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU 1. GV chuẩn bị – Một số hình ảnh hoặc clip HS truyền thông trong cộng đồng (bao gồm trong trường và ngoài trường) về các chủ đề. – Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật và hệ thống âm thanh, trang thiết bị phục vụ hoạt động; bàn ghế. – Phân công lớp trực tuần và các lớp khối 9 trong trường chuẩn bị kế hoạch truyền thông để trao đổi trước toàn trường. Có thể gợi ý một số chủ đề để HS các lớp được phân công lựa chọn và chuẩn bị. Ví dụ: + Tình trạng bắt nạt học đường. + Tình trạng dùng các chất kích thích trong môi trường học đường. + Giao tiếp, ứng xử trong trường học. + Nhu cầu hỗ trợ từ cộng đồng đối với việc trải nghiệm hướng nghiệp của HS.
Với mỗi chủ đề, GVCN các lớp được phân công chuẩn bị tư vấn cho HS lớp mình thảo luận để thực hiện chủ đề truyền thông theo gợi ý: Chủ đề truyền thông; Đối tượng các em định truyền thông; Nội dung truyền thông; Thông điệp truyền thông; Công cụ/ phương tiện truyền thông; Hình thức truyền thông; Kết quả mong đợi. Các nội dung truyền thông nên có hình ảnh hoặc clip, câu chuyện minh hoạ. 2. HS chuẩn bị – HS lớp trực tuần và một số lớp được phân công lựa chọn chủ đề truyền thông và viết bài để trao đổi trong hoạt động định hướng. – Các lớp được phân công chuẩn bị kế hoạch, nội dung, hình thức truyền thông để trình bày. – Giấy A0, giấy A4, bút dạ, thẻ màu. – Clip hoặc hình ảnh minh hoạ cho nội dung dự định truyền thông. – Máy tính để thiết kế maket cho chương trình truyền thông (nếu cần). III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG A. HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG (Quy mô trường/ Khối lớp) Truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng về những vấn đề học đường a) Mục tiêu – HS trình bày được chủ đề, nội dung truyền thông đã lựa chọn (Giao tiếp, ứng xử trong học đường; Tình trạng dùng các chất kích thích trong môi trường học đường,...). – Định hướng cho HS tham gia trải nghiệm nội dung 3 của chủ đề. b) Tổ chức thực hiện Hoạt động của gv Hoạt động của hS Sản phẩm/ Kết quả cần đạt – Mở đầu, MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ. – Biểu diễn một số tiết mục nhảy thể hiện sự sáng tạo, trẻ trung của HS và một số bài hát về tình yêu quê hương đất nước. HS tích cực tham gia truyền thông và trả lời phỏng vấn về chủ đề. – MC giới thiệu TPT lên phát biểu đề dẫn và lí do cần truyền thông – Lắng nghe TPT phát biểu đề dẫn.
nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề học đường. Gợi ý đề dẫn: Mọi công dân đều phải hoà nhập cộng đồng và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng, đóng góp để phát triển cộng đồng. Khi nhà trường xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng sẽ có được niềm vui, sức mạnh, được cộng đồng cùng chung sức làm việc, hỗ trợ hiệu quả nhà trường trong các công việc và giúp nhà trường vượt qua được những khó khăn khi tham gia các hoạt động chung. – MC giới thiệu đại diện các lớp được phân công lên trình bày trước toàn trường về chủ đề truyền thông và nội dung truyền thông đã chuẩn bị. – Đại diện các lớp lần lượt lên trình bày. Thời gian cho mỗi nhóm truyền thông trong khoảng 5 – 7 phút. – GV phỏng vấn một số HS về thuận lợi và khó khăn khi thực hiện truyền thông mỗi chủ đề, cảm xúc của các em và những điều học hỏi được qua việc truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. – Một số HS trả lời phỏng vấn. – Kết thúc phần truyền thông, GV khen ngợi, biểu dương các lớp đã có sự chuẩn bị tốt, nội dung truyền thông rõ ràng, súc tích, hình thức truyền thông hấp dẫn, thu hút được người nghe. – HS ghi lại thu hoạch của bản thân sau khi tham dự truyền thông. * Hướng dẫn chuẩn bị bài: - Tìm hiểu hoạt động truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường. - Dựa vào “Kế hoạch tổ chức truyền thông trong cộng đồng về vấn đề “HS giao tiếp, ứng xử có văn hoá” SGK, xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ (Quy mô lớp) KHỞI ĐỘNG Trò chơi “Đoán vấn đề học đường qua hình ảnh”. a) Mục tiêu Tạo không khí vui vẻ, phấn khởi cho HS và định hướng để HS tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tiếp theo. b) Tổ chức thực hiện Hoạt động của gv Hoạt động của hS Sản phẩm/ Kết quả cần đạt – GV hướng dẫn cách chơi: GV/Quản trò chiếu lần lượt một số hình ảnh về các vấn đề học đường, ví dụ: bạo lực học đường; hành vi gian lận trong thi cử; sử dụng chất kích thích; chăm sóc sức khoẻ giới tính, tình dục;… HS xung phong đoán tên vấn đề học đường được thể hiện trên màn hình. Ai đoán nhanh, đoán đúng nhiều sẽ được thưởng. – Lắng nghe GV phổ biến. Hỏi lại GV nếu chưa rõ HS tích cực tham gia trò chơi và nhận biết được một số vấn đề học đường qua hình ảnh. – GV tổ chức cho HS chơi thử 1 – 2 lần. – HS chơi thử để nắm rõ cách chơi. – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi. – HS tiến hành chơi dưới sự điều khiển của GV/ Quản trò. – Kết thúc, GV cùng HS đánh giá kết quả chơi của HS trong lớp. – GV mời một số HS nêu cảm nhận sau khi chơi trò chơi. – GV nhận xét và kết luận: Có nhiều vấn đề học đường mà chúng ta cần nhận diện được để có hành động cụ thể nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của nó đến môi trường học đường và HS. – HS cùng GV đánh giá kết quả chơi, xác định những cá nhân/ nhóm xuất sắc nhất. – Một số HS nêu cảm nhận của bản thân.