PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 13_Đề thi vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Bắc Ninh - Năm học 2017 - 2018.Image.Marked.pdf

Đề thi vào chuyên vật lý trường THPT chuyên Bắc Ninh - Năm học 2017 - 2018 Câu 1: An và Bình cùng đứng ở giữa một chiếc cầu. Khi thấy Long đang đi xe đạp về phía đầu cầu A, cách A đúng bằng chiều dài cầu thì hai bạn chia tay, đi về hai phía. An đi về phía A với vận tốc 6 km/h và gặp Long sau thời gian t1 = 3 phút tại A. Sau đó Long chở An cùng đuổi theo Bình và gặp Bình tại đầu cầu B sau thời gian t2 = 3,75 phút kể từ khi Long và An gặp nhau. a) Tính chiều dài chiếc cầu, vận tốc của Long đi xe đạp. b) Tìm vận tốc của Bình. Câu 2: Một bình chứa nước có dạng lăng trụ thiết diện là tam giác đều như hình , cạnh dưới AA’ và mặt trên BCC’B’ của bình nằm ngang. Tại thời điểm ban đầu, nhiệt độ của nước trong bình tỷ lệ bậc nhất với chiều cao lớp nước; tại điểm thấp nhất trong bình nhiệt độ của nước là t1 = 40C và trên bề mặt của bình nhiệt độ của nước là t2 = 130C. Sau một thời gian dài, nhiệt độ của nước trong bình đồng đều là t0. Hãy xác định t0. Cho rằng các thành và nắp của bình (mặt trên) không dẫn nhiệt và không hấp thụ nhiệt. Câu 3: Cho mạch điện như hình. Biết ampe kế chỉ 10 mA, vôn kế chỉ 2,0 V. Nếu đổi chỗ vôn kế và ampe kế thì số chỉ của ampe kế là 2,5 mA. Căn cứ vào những số liệu trên, tính giá trị của các đại lượng: hiệu điện thế U, điện trở R, điện trở của vôn kế RV và ampe kế RA. Câu 4: Đặt một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng cao 2 cm, song song và cách màn một khoảng 22,5 cm. Giữa vật và màn là một thấu kính hội tụ L được đặt ở vị trí sao cho có một ảnh cao bằng nửa vật hiện ra rõ nét trên màn. Dịch màn lại gần vị trí ban đầu của vật, theo phương vuông góc với màn một đoạn 2,5 cm và sau đó thay đổi theo một trong hai cách dưới đây, người ta lại thu được ảnh rõ nét của vật trên màn: Cách 1: Giữ cố định vật và dịch chuyển thấu kính.
Cách 2: Giữ thấu kính cố định và dịch chuyển vật. a) Xác định độ cao của ảnh mới thu được theo cách thứ nhất. b) Xác định vị trí mới của vật và tính chất của ảnh mới thu được theo cách thứ hai. Thí sinh được sử dụng công thức thấu kính: 1 1 1 f d d    Câu 5: Một lọ thủy tinh chứa đầy thủy ngân, được nút chặt bằng nút thủy tinh. Biết khối lượng riêng của thủy tinh và thủy ngân lần lượt là D1 và D2. Chỉ được dùng các dụng cụ là cân, bình chia độ và nước, hãy nêu phương án xác định khối lượng thủy ngân trong lọ mà không mở nút ra. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Trong thời gian t1 = 3 phút, An đi được 0,05.6 = 0,3 (km). Quãng đường này chính là nửa chiều dài cầu vì An và Bình đang đứng giữa cầu. => Chiều dài cầu: l = 0,3.2 = 0,6 (km) Vận tốc của Long đi xe đạp là 0 0,6 12( / ) 0,05 v   km h Bình đi quãng đường 0,3 km (nửa chiều dài cầu) trong thời gian: t2 = 0,05 + 0,0625 = 0,1125 (h) => Vận tốc của Bình là: 2 0,3 8 ( / ) 0,1125 3 v   km h Câu 2: Cách giải : Ta chia khối nước trong bình ra làm n lớp nước mỏng nằm ngang với khối lượng tương ứng của các lớp nước là m1, m2,..., mn. Gọi nhiệt độ ban đầu của các lớp nước tương ứng là t1, t2, ..., tn.Nhiệt độ cân bằng của khối nước trong bình khi n lớp nước trao đổi nhiệt với nhau là: 1 1 2 2 0 1 2 ... ... n n n m t m t m t t m m m        Vì nhiệt độ của lớp nước tỉ lệ với chiều cao của lớp nước nên ta có: ti = A + B.hi Ở điểm thấp nhất thì h1 = 0 => t1 = A = 40C Ở điểm cao nhất h thì t2 = A + B.h = 130C Từ đó ta có : t2 t1 9 B h h   
.Thay ti vào (1) ta được: 9 4 i i t h h    1 1 2 2 0 1 2 ... 9 4 . ... n n n m h m h m h t m m m h         Biểu thức chính là độ cao của trọng tâm tam giác (thiết diện hình 1 1 2 2 1 2 ... ... n n n m h m h m h m m m       lăng trụ) và có giá trị bằng 2h/3 0 0 9 4 2 . 10 3 h t C h     Câu 3: + Lúc đầu: Ta có U = UA1 + UV1 = 0,01RA + 2 (1) IA1 = IV1 + IR1   2 2 1 200 0,01 1 200 v v v R R R R R       + Sau khi đổi chỗ ampe kế và vôn kế : Có U = UV2 + UA2   200 0,0025. . 0,0025. . . 200 200 0,0025. 2 200 A v V A V A A V v v A V R R R U R R U R R R R R R R R R U                               Từ (1) và (2)   200 800 0,01. 200 0,0025. . 800Ω Ω 200 3 A A V V R R R R R         Có : U = 0,01RA + 2 = 0,0025.(RA + 800 + 3RA) => RA = 3Ω => U = 2,03 (V) Câu 4: Lúc đầu : Ảnh cao bằng nửa vật 1 2 d d    Mà d’ + d = 22,5 cm => d = 15 (cm) ; d’ = 7,5 (cm)
Áp dụng công thức thấu kính 1 1 1 f d d    => f = 5 (cm). Sau khi dịch màn lại gần vật, khoảng cách màn và vật là L = 22,5 – 2,5 = 20 (cm). a) Có d1 + d1’ = L = 20 (cm) Mà => d1 = 10 (cm) và d1’ = 10 (cm) 1 1 1 1 1 f d d    Độ cao ảnh mới thu được 1 1 1 1 . 2 d A B AB cm d    b) Giữ thấu kính cố định => khoảng cách ảnh mới đến thấu kính là d2’ = d’ – 2,5 = 5 (cm) Có 2 2 1 1 1 f d d    Có d2’ = f => ảnh trùng với tiêu điểm của thấu kính => vật ở xa vô cùng Ảnh mới thu được có dạng điểm, hội tụ ở tiêu điểm của thấu kính. Câu 5: Gọi thể tích của thủy ngân và thủy tinh là V1 và V2 Dùng cân đo khối lượng của lọ thủy tinh chứa thủy ngân bên trong, gọi giá trị đo được là M (kg) Đặt lọ thủy tinh vào bình chia độ, sau đó đổ nước sao cho vừa ngập lọ thủy tinh, đọc số chỉ mực nước ở bình chia độ là V3 (m3 ) Nhấc lọ thủy tinh ra, đọc số chỉ mực nước ở bình chia độ là V4 (m3 ) Thể tích của lọ thủy tinh là V = V3 – V4 (m3 ) Ta có : V1D1 + V2D2 = M ; V1 + V2 = V 2 1 1 2 M VD V D D     => Khối lượng thủy ngân : 2 1 1 1 1 1 2 D . . ( ) M V M D V D kg D D    

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.