Nội dung text Câu hỏi LLNNPL.pdf
CÂU HỎI ÔNTẬP CÂU HỎI ÔNTẬP PHẦN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC 1. Tại sao nói các học thuyết, quan điểm phi Marxit về nhà nước lý giải thiếu cơ sở khoa học và bị lợi dụng để che đậy nguồn gốc và bản chất thực của nhà nước ? 2. Tại sao nói quyền lực trong xã hội CSNT mang tính xã hội? 3. Tại sao nói trong xã hội CSNT mang tính chất tự quản? 4. Hãy chứng minh rằng sự thay đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội CSNT dẫn đến sự thay đổi về mặt xã hội ? 5. Chứng minh rằng sự thay đổi về kinh tế và xã hội dẫn đến nhu cầu hình thành nhà nước? 6. Tại sao nói sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp dẫn đến sự hành thành nhà nước? 7. Nhà nước ra đời bởi những nguyên nhân, nhu cầu nào? 8. Tại sao giai cấp thống trị tự tổ chức thành nhà nước mà giai cấp bị trị thì không thể? 9. Phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố trị thủy và chiến tranh đến sự ra đời nhà nước phương Đông. 10. Tại sao nhà nước có tính giai cấp? 11. Tại sao nhà nước có tính xã hội? 12. Hãy chứng minh: tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị. 13. Tại sao nói tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội. 14. Tại sao nói bản chất nhà nước bao hàm sự tồn tại của tính giai cấp và tính xã hội? 15. Quyền lực công cộng đặc biệt tách biệt khỏi xã hội của nhà nước là gì? 16. Tại sao nhà nước có quyền lực công cộng đặc biệt? 17. Tại sao nhà nước phân chia lãnh thổ và quản lý cư dân theo đơn vị hành chính? 18. Chủ quyền quốc gia là gì? 19. Tại sao nhà nước có chủ quyền quốc gia? 20. Tại sao nhà nước ban hành pháp luật và quản lý xã hội bằng pháp luật? 21. Tại sao nhà nước phải thu các khoản thuế dưới dạng bắt buộc? 22. Tại sao nói cơ sở kinh tế quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà nước? 23. Tại sao nói nhà nước có sự độc lập nhất định và có thể tác động trở lại đối với nền kinh tế? 24. Tại sao nhà nước có tác động trở lại tới xã hội? 25. Tại sao nói nhà nước đóng vai trò trung tâm của hệ thống chính trị? 26. Tại sao nhà nước phải chịu sự ràng buộc của pháp luật?
27. Tại sao nói kiểu nhà nước sau tiến bộ hơn trước? 28. Sự khác biệt giữa mục tiêu nhà nước cần đạt tới và vấn đề đặt ra nhà nước cần giải quyết là gì, tại sao? 29. Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ là mối quan hệ gì, tại sao? 30. Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất là mối quan hệ gì, tại sao? 31. Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy là mối quan hệ gì, tại sao? 32. Chức năng nhà nước thay đổi do chịu tác động bởi những yếu tố nào, theo cơ chế nào, tại sao? 33. Sự khác nhau giữa chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp là gì, tại sao lại có sự khác biệt này? 34. Tại sao hình thức thực hiện chức năng của nhà nước chủ yếu là những hình thức mang tính pháp lý? 35. Tại sao nhà nước có thể thực hiện chức năng bằng biện pháp cưỡng chế? 36. Sự khác nhau giữa biện pháp cưỡng chế và giáo dục thuyết phục là gì, tại sao? 37. Tại sao bộ máy nhà nước mang tính hệ thống? 38. Tại sao bộ máy nhà nước lại được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất? 39. Tại sao cơ quan nhà nước phổ biến chia thành ba loại, lập pháp, hành pháp và tư pháp? 40. Mục đích của nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước là gì, tại sao? 41. Mục đích của nguyên tắc tập quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước là gì, tại sao? 42. Tạo sao tòa án phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử? 43. Tại sao cơ quan lập pháp phải là cơ quan quyền lực, đại diện cho toàn dân? 44. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước có thể phân biệt hình thức chính thể của nhà nước được không, tại sao? 45. Có thể nói dân là gốc, dân làm gốc là dân chủ được không, tại sao? 46. Sự khác biệt giữa bầu và bổ nhiệm là gì, tại sao? 47. Có những trình tự nào để thành lập các cơ quan nhà nước ở trung ương? 48. Phân tích và so sánh, đánh giá những trình tự thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương? 49. Có những loại quan hệ cơ bản nào giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương, đặc điểm và ưu điểm của từng loại? 50. Mục đích tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước là gì? 51. Có những hình thức nào để nhân dân tham gia vào bộ máy nhà nước? 52. Trong hình thức chính thể quân chủ có dân chủ hay không, tại sao? 53. Tổ chức nhà nước theo nguyên tắc phân quyền có là cách thức duy nhất để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước hay không, tại sao? 54. Những yếu tố nào nhằm hạn chế sự lạm quyền của các nhánh quyền lực trong hình thức chính thể cộng hòa tổng thống?
55. Những yếu tố nào giúp hạn chế sự lạm dụng quyền lực trong cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chế độ đại nghị? 56. Những yếu tố nào giúp hạn chế sự lạm dụng quyền lực trong cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo chế độ lưỡng thể? 57. Những yếu tố nào tác động đến việc hình thành hình thức cấu trúc liên bang? 58. Tại sao nhà nước Xã hội chủ nghĩa không mang hình thức chính thể quân chủ? 59. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa còn được gọi là nhà nước nửa nhà nước? 60. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa còn được gọi là nhà nước tự tiêu vong? 61. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa còn được gọi là nhà nước không còn nguyên nghĩa? 62. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa không tổ chức theo nguyên tắc phân quyền? 63. Tại sao đặc điểm nhà nước xã hội chủ nghĩa là có đảng cộng sản lãnh đạo? 64. Tại sao nhà nước xã hội chủ nghĩa hình thành cơ quan kiểm sát độc lập? 65. Dân chủ xã hội chủ nghĩa khác gì với dân chủ tư sản? 66. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, hiến pháp có tính tối cao so với quyền lực của nhà nước? 67. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, các chủ thể, đặc biệt là nhà nước phải tuân theo pháp luật? 68. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, hệ thống tư pháp phải độc lập? 69. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, luật phải công bằng và ổn định? 70. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, luật phải minh bạch và dễ tiếp cận? 71. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, luật phải được áp dụng có hiệu quả? 72. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người phải được bảo vệ? 73. Tại sao trong nhà nước pháp quyền, luật được thay đổi với thủ tục chặt chẽ và minh bạch ?
CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN LÝ LUẬN PHÁP LUẬT 1. Hãy phân tích mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật. 2. Tại sao pháp luật vừa có tính giai cấp, vừa có tính xã hội. 3. Tại sao pháp luật có thuộc tính quy phạm phổ biến. 4. Thuộc tính chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật xuất phát từ nguyên nhân nào ? 5. Các quy phạm xã hội khác có được nhà nước đảm bảo thực hiện không ? 6. Mục đích của việc xây dựng và thực hiện pháp luật là gì? 7. So sánh những điểm tích cực và tiêu cực của các hình thức nguồn của pháp luật. 8. So sánh những đặc trưng cơ bản của các kiểu pháp luật. 9. Tại sao pháp luật có tính quy phạm phổ biến? 10. Tại sao pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức? 11. Tại sao pháp luật lại được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước và bằng biện pháp cưỡng chế? 12. Tại sao quy phạm pháp luật có ba bộ phận? 13. Tại sao trật tự các bộ phận của quy phạm pháp luật có thể thay đổi? 14. Tại sao một quy phạm pháp luật có thể không có đủ ba bộ phận ? 15. Điều luật và quy phạm pháp luật có mối quan hệ gì, tại sao? 16. Thế nào là quy phạm viện dẫn, tại sao lại quy định viện dẫn? 17. Việc phân chia thành quy phạm, chế định và ngành luật có ý nghĩa gì? 18. Căn cứ để phân định ngành luật là gì, Tại sao? 19. Dựa trên yếu tố nào để xác định phương pháp điều chỉnh, tại sao? 20. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật có tính hệ thống? 21. Tại sao văn bản quy phạm pháp luật có thể có hiệu lực trở về trước? 22. Phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi và giải thích tại sao có sự khác biệt này? 23. Mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi là gì, tại sao? 24. Tại sao nói năng lực pháp luật và năng lực hành vi không là thuộc tính tự nhiên của chủ thể? 25. Những căn cứ chủ yếu xác định năng lực hành vi là gì, tại sao? 26. Tại sao lại có loại chủ thể là pháp nhân? 27. Một hành vi của chủ thể có thể vừa là quyền vừa là nghĩa vụ pháp lý được không, tại sao? 28. Trong loại quan hệ nào quyền và nghĩa vụ pháp lý nhấn mạnh sự bất cân bằng về quyền và nghĩa vụ và trong quan hệ nào quyền và nghĩa vụ pháp lý có sự cân bằng hơn, tại sao? 29. Vai trò sự kiện pháp lý đối với quan hệ pháp luật là gì, tại sao? 30. Người bị bệnh tâm thần là người không có năng lực hành vi dân sự?. 31. Người bị bệnh tâm thần là người hạn chế năng lực hành vi dân sự?. 32. Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự?.