Nội dung text 13. Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 Lịch Sử Sở GD Phú Thọ - có lời giải.docx
Trang 1 SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ ----------- ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN: LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Năm 2010, quốc gia nào sau đây vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới? A. Hàn Quốc. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ. Câu 2: Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922) A. Người lao động trên thế giới hoàn toàn được giải phóng. B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. C. Tăng cường ảnh hưởng của Liên Xô trên trường quốc tế D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp để Liên Xô bảo vệ đất nước. Câu 3: Mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN (2015) dựa trên cơ sở pháp lý là A. Hiệp ước Ba-li. B. Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ. C. Tuyên bố Băng Cốc. D. Hiến chương ASEAN. Câu 4: Trong giai đoạn 1954 - 1960, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt". B. Đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm. C. Cải tạo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. D. Hoàn thành cải cách ruộng đất. Câu 5: Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn tham vọng xâm chiếm Đại Việt của nhà Nguyên (1288)? A. Đông Bộ Đầu. B. Bạch Đằng C. Như Nguyệt. D. Đống Đa. Câu 6: Góp phần ngăn ngừa không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới kể từ năm 1945 đến nay là vai trò của Liên hợp quốc trong việc A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. B. Đảm bảo quyền cơ bản của con người. C. Thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế. D. Thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Câu 7: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ra đời trong bối cảnh
Trang 2 A. Chiến tranh lạnh diễn ra căng thẳng, các nước Đông Nam Á cần liên kết để bảo vệ nền độc lập. B. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, ưu tiên công nghiệp nặng. C. Đây mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. Xây dựng các hợp tác xã bậc cao, thực hiện đổi mới nông nghiệp. Câu 8: Trong đường lối đổi mới giai đoạn 1996 - 2006, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh phát triển lĩnh vực nào là quốc sách hàng đầu? A. Kinh tế - xã hội. B. An ninh - quốc phòng. C. Khoa học - công nghệ. D. Chính trị - đối ngoại. Câu 9: Tháng 2 - 1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã có quyết định nào sau đây? A. Phát động toàn quốc kháng chiến. B. Đưa Đảng ra hoạt động công khai. C. Phát động Tổng khởi nghĩa toàn quốc. D. Mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Câu 10: (Năm 1995, Việt Nam đã trở thành A. Thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN. B. Quan sát viên của Hiệp ước Ba-li. C. Thành viên của tổ chức Liên hợp quốc. D. Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an. Câu 11: Để thực hiện quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai (1945), nhân dân Nam Bộ đã A. Ban bố bản “Quân lệnh số 1”. B. Thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. C. Thành lập Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. D. Thực hiện khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Câu 12: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), quyết tâm đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện nào sau đây? A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. C. Tổ chức Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia. D. Tham gia tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Câu 13: Nội dung nào sau đây phản ánh điểm tương đồng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006 và từ 2006 đến nay? A. Cải tạo xã hội chủ nghĩa, thống nhất thể chế kinh tế trong cả nước.
Trang 3 B. Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn, ưu tiên công nghiệp nặng. C. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. D. Xây dựng các hợp tác xã bậc cao, thực hiện đổi mới nông nghiệp. Câu 14: Các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ năm 1945 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay? A. Phát huy yếu tố ngoại lực làm nhân tố quyết định sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. B. Kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại, kết hợp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. C. Luôn đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để mở đường cho đấu tranh quân sự. D. Tăng cường sức mạnh quân sự là biện pháp duy nhất để có thể bảo vệ Tố quốc. Câu 15: Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam? A. Mở đầu cho thời kỳ ổn định của chính quyền tay sai. B. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ. C. Buộc Mỹ phải chấp nhận đàm phán với Việt Nam. D. Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Câu 16: Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam được vận dụng vào công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay? A. Phát huy tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm của nhân dân. B. Chủ động kết hợp yếu tố sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. C. Khai thác hợp lý và hiệu quả nguồn viện trợ từ các nước bên ngoài. D. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và khối liên minh công - nông. Câu 17: Nội dung nào sau đây là thách thức bên ngoài đối với Cộng đồng ASEAN? A. Tình hình chính trị ở một số nước còn diễn biến phức tạp. B. Tồn tại mâu thuẫn trong quan hệ song phương giữa các nước. C. Cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn đối với khu vực. D. Sự lớn mạnh và đe dọa của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam? A. Lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt, quyết định. B. Mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do trong lịch sử dân tộc. C. Để lại bài học về xây dựng sức mạnh khối đại đoàn kết. D. Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền. Câu 19: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tác động của các trung tâm, các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực tới quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?