TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- Hà Nội - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ 2019 | PDF | 110 Pages
[email protected] QUẢN LÝ XÚC TIẾN VẬN ĐỘNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH LÀO CAI Lê Huy Hoàn
1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Tỉnh Lào Cai với diện tích tự nhiên 638.389,6 ha, bao gồm có 8 huyện, 1 thành phố, 164 xã, phường, thị trấn, 1 cửa khẩu Quốc tế, 1 cửa khẩu Quốc gia và một số lối mở khác. Với 25 nhóm ngành dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64,09% dân số toàn tỉnh. Với vị trí địa lý trên, Lào Cai trở thành trung tâm, một nút giao thông quan trọng của chiến lược phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. Đồng thời, là “cửa ngõ” quan trọng nối liền thị trường Việt Nam với thị trường phía Tây Nam - Trung Quốc, là trung tâm giao thương trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, mậu dịch của Trung Quốc với thị trường Việt Nam và mở rộng ra thị trường các nước ASEAN“. “Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong tỉnh thực hiện đồng bộ các kế hoạch trong tâm của Trung ương và địa phương nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó đã đạt được một số kết quả quan trọng, kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kết cấu hạ tầng từng bước được ổn định. Tuy nhiên, đến nay Lào Cai vẫn là tỉnh nghèo; sự phát triển các ngành kinh tế chưa bền vững; liên kết các ngành, địa phương trong sản xuất còn yếu, kết cấu hạ tầng KT - XH còn yếu; chất lượng tăng trưởng chưa cao; công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở nông thôn, vùng núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo tại các vùng sau, vùng xa, nâng cao trình độ dân trí, thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ngoài phát huy nội lực là chính, tỉnh Lào Cai luôn coi trọng thu hút các nguồn vốn đầu tư như ODA, FDI, NGOs. Các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo được tỉnh ưu tiên nguồn vốn và triển
3 hướng tương lai”. Nhận định cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều so với hai mươi năm trước đây. Những cơ hội và thách thức của Việt Nam cũng khác rất nhiều so với hai thập kỷ trước. Nhiều tổ chức PCPNN đã và đang điều chỉnh chiến lược hoạt động của mình cho phù hợp hơn với tình hình mới. Để hỗ trợ tốt hơn cho các tổ chức PCPNN hoạt động tốt hơn nữa, PACCOM muốn tìm hiểu các khó khăn và thách thức, quan hệ đối tác giữa các tổ chức PCPNN và chính quyền trong việc triển khai các dự án phát triển để từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ từ phía chính quyền trung ương cũng như đối tác địa phương. “ “- Đỗ Phương Huyền (2016), “Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo khu vực Tây Bắc Việt Nam (1996- 2015)”. Luận văn của tác giả tập trung đánh giá vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững của các địa phương khu vực Tây Bắc. Hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước mang lại nhiều lợi ích và thay đổi tích cực trong đời sống của người dân địa phương khu vực Tây Bắc, thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ về sinh kế, giáo dục và y tế cho người dân. Ngoài ra, các dự án đã góp phần tăng cường năng lực các cơ quan đối tác trong khu vực Tây Bắc và người dân vùng thụ hưởng. “ “- Ngô Đức Tín (2017) “Quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” tác giả nghiên cứu đã đưa ra cơ sở khoa học quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN hoạt động tại Việt Nam. Qua đó đưa ra thực trạng trong công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức PCPNN trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ thực trạng nêu trên đưa ra hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Kiên Giang“. “- Đôn Tấn Phong (2018), “Vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam” [16] với việc làm rõ một số vấn đề lý luận về vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội; phân tích và đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về vốn viện