Nội dung text C6- Bài 4-Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố-ĐỀ BÀI.doc
Đại số 9 - Chương 6: Một số yếu tố thống kê và xác suất – Tự luận có lời giải Cánh Diều Trang 1 BÀI 4 PHÉP THỬ NGẪU NHIÊN VÀ KHÔNG GIAN MẪU XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ 1. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Có những phép thử mà tập hợp gồm các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó hoàn toàn xác định. Tuy nhiên, các kết quả xảy ra có tính ngẫu nhiên, ta có thể không thể đoán trước được. Chú ý: Các kết quả có thể xảy ra của một phép thử có khả năng xuất hiện như nhau được gọi là đồng khả năng. Kết quả thuận lợi cho biến cố A là một kết quả có thể của phép thử làm cho biến cố A xảy ra. 2. Xác suất của biến cố Giả thiết rằng các kết quả có thể xảy ra của một phép thử là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố A , kí hiệu PA , bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố và tổng số kết quả có thể xảy ra. nA PA n Trong đó: + nA là số các kết quả thuận lợi cho A . + n là số các kết quả có thể xảy ra. Chú ý: Để tính xác suất của biến cố A , ta thwucj hiện các bước sau: Bước 1: Xác định n là số các kết quả có thể xảy ra. Bước 2: Kiểm tra tính đồng khả năng của các kết quả. Bước 3: Kiểm đếm số các kết quả thuận lợi cho biến cố A . Bước 4: Tính xác suất của biến cố A bằng công thức nA PA n