Nội dung text De so 3.docx
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I MÔN HÓA HỌC LỚP 12 NĂM HỌC: 2024 – 2025 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì 1 khi kết thúc nội dung 5 chuyên đề. - Thời gian làm bài: 50 phút. - Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm 100%. - Cấu trúc: + Mức độ đề: Biết: 40%; Hiểu: 30%; Vận dụng: 30%. + Dạng I: trắc nghiệm chọn 1 phương án: 4,5 điểm (gồm 18 câu hỏi (18 ý): Biết: 13 câu, Hiểu: 1 câu, vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; + Dạng II: trắc nghiệm đúng sai: 4,0 điểm (gồm 4 câu hỏi (16 ý): Biết: 3 ý, Hiểu: 7 ý, vận dụng: 6 ý); đúng 1 ý 0,1-2 ý 0,25-3 ý 0,5–4 ý 1 điểm. + Dạng III: trắc nghiệm trả lời ngắn: 1,5 điểm (gồm 6 câu hỏi (6 ý): nhận biết: 0 câu, thông hiểu: 4 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm: Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức THÀNH PHẦN CỦA NĂNG LỰC HÓA HỌC Ghi chú: Cô Thầy điền số câu ở mỗi phần vào bảng sau cho phù hợp với địa phương Tổng số câu/ý hỏi Tổng điểm (%) Nhận thức hóa học (18 câu = 18 ý ; 4,5 điểm) Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học (4 câu = 16 ý ; 4 điểm) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (6 câu = 6 ý; 1,5 điểm) Biết (13 câu) Hiểu (1 câu) Vận dụng (4 câu) Biết (3 ý) Hiểu (7 ý) Vận dụng (6 ý) Hiểu (4 câu) Vận dụng (2 câu) Ester – Lipid (5 tiết) 1. Ester - Lipid (3 tiết) 2 1 1 4 1,25 (12,5%) 2. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp (2 tiết) 1 1 1 3 1,00 (10,0%) Carbohydrat e (6 tiết) 3. Giới thiệu về carbohydrate (2 tiết) 1 1 2 0,25 (2,5%) 4. Tính chất hóa học của carbohydrate (4 tiết) 2 1 1 1 5 1,25 (12,0%) Hợp chất chứa nitrogen (6 tiết) 5. Amine (3 tiết) 1 1 1 1 4 0,25 (2,5%) 6. Amino acid (2 tiết) 1 1 2 1,5 (15%) 7. Peptide, Protein và enzyme (2 tiết) 1 1 2 0,5 (5%)
polymer (6 tiết) 8. đại cương về polymer (2 tiết) 1 1 2 0,5 (5%) 9. chất dẻo và vật liệu composite(4 tiết) 1 1 1 1 4 0,5 (5%) Pin điện và điện phân (12 tiết) 10. thế điện cực và nguồn điện hóa học (6 tiết) 1 1 1 1 1 5 0,5 (5%) 11. điện phân (6 tiết) 1 1 2 1 1 6 2,5 (25%) Tổng số câu/số ý 13 1 4 7 6 4 2 40 10(100% ) Điểm số 3,25 0,25 1,0 1,75 1,5 1,0 0,5 10 (100%) Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện số lượng lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại Phần II là một lệnh hỏi.
Họ và Tên Giáo Viên Số Điện Thoại & Zalo Ghi chú Giáo viên soạn: Phùng Thị Thanh Huyền 0984065105 Giáo viên phản biện: Nguyễn Thị Hằng 2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: (Biết) Thành phần của xà phòng bao gồm muối của acid béo với kim loại X và các chất phụ gia. Kim loại X có thể là A. sodium. B. potassium. C. calcium. D. sodium hoặc potassium. Câu 2: (Biết) Khi pin Galvani Zn–Cu hoạt động thì A. Zn đóng vai trò cực âm, Cu đóng vai trò cực dương. B. ở điện cực âm, anode xảy ra quá trình khử Zn. C. ở điện cực dương, cathode xảy ra quá trình oxi hóa Cu. D. dòng điện chạy từ Cu sang Zn. Câu 3: (Biết) Tỉ lệ số người chết vì bệnh phổi do hút thuốc lá cao gấp hàng chục lần số người không hút thuốc lá. Chất gây nghiện có trong thuốc lá là A. acid nicotineic. B. caffeine. C. nicotine. D. morphine. Câu 4: (Biết) Ester X được tạo bởi methyl alcohol và acetic acid. Công thức của X là A. HCOOC 2 H 5 . B. CH 3 COOC 2 H 5 . C. CH 3 COOCH 3 . D. HCOOCH 3 . Câu 5: (Biết) Tính chất riêng của nhóm -OH hemiacetal của glucose được thể hiện khi phản ứng với chất nào sau đây? A. Cu(OH) 2 . B. [Ag(NH 3 ) 2 ]OH (t o ). C. Cu(OH) 2 /NaOH (t o ). D. CH 3 OH/HCl khan. Câu 6: (Biết) Điện phân CaCl 2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình nào? A. Oxi hoá ion Ca 2+ . B. Khử ion Ca 2+ . C. Oxi hoá ion Cl − . D. Khử ion Cl − . Câu 7: (Biết) Thành phần chính của bột ngọt là muối monosodium của A. formic acid. B. lysine. C. alanine. D. glutamic acid. Câu 8: (Biết) Fructose là một loại monosaccharide có nhiều trong mật ong, có vị ngọt đậm. Công thức phân tử của fructose là A. (C 6 H 10 O 5 ) n . B. C 6 H 12 O 6 . C. C 5 H 10 O 5 . D. C 12 H 22 O 11 . Câu 9: (Biết) Lòng trắng trứng phản ứng với Cu(OH) 2 tạo sản phẩm có A. màu vàng B. màu tím. C. màu da cam. D. màu đỏ. Câu 10: (Biết) Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tổng hợp? A. Dầu mỏ. B. Mỡ động vật. C. Mật ong. D. Tinh bột. Câu 11: (Biết) Phát biểu nào sau đây đúng? A. Polymer nhiệt nhiệt dẻo thích hợp cho việc tái chế. B. Tơ tằm, tơ acetate đều thuộc loại tơ thiên nhiên. C. Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Tơ nylon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. Câu 12: (Biết) Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm – OH hemiacetal hoặc nhóm – OH hemiketal? A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose. Câu 13: (Biết) Cho tetrapeptide X: Gly-Ala-Glu-Val. Amino acid đầu N là A. Val. B. Gly. C. Ala. D. Glu. Câu 14: (Hiểu) Polysaccharide X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccharide Y. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Y hòa tan được Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm. B. X có phản ứng tráng bạc C. Phân tử khối của Y là 162. D. X dễ tan trong nước nóng. Câu 15: (Vận dụng) Quan sát cấu trúc phân tử carbohydrate X được cho dưới đây:
Phát biểu nào sau đây là đúng về carbohydrate X? A. X có nhiều trong trái cây chín. B. X chỉ có cấu trúc mạch không phân nhánh. C. Phản ứng của X với HNO 3 được dùng để sản xuất tơ nhân tạo. D. X là thành phần chính của các loại hạt như ngô, gạo, đậu,... Câu 16: (Vận dụng) Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 mL dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi, để nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ, để yên hỗn hợp. Cho các phát biểu sau: (1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng chứa muối sodium của acid béo nổi lên. (2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp. (3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. (4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu nhớt thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự. (5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 17: (Vận dụng) Từ một loại bột gỗ chứa 60% cellulose được dùng làm nguyên liệu sản xuất ethyl alcohol. Nếu dùng 1 tấn bột gỗ trên có thể điều chế được bao nhiêu lít alcohol 70 0 . Biết hiệu suất của quá trình điều chế là 70%, khối lượng riêng của alcohol nguyên chất là 0,8 g/mL. A. 420 lít. B. 450 lít. C. 456 lít. D. 426 lít. Câu 18: (Vận dụng) Đồng hồ mạ vàng được làm từ thép không gỉ và được mạ một lớp vàng mỏng bên ngoài để tạo độ thẩm mỹ, sự sang trọng cho người dùng. Để mạ vàng cho chiếc đồng hồ, người ta dùng phương pháp điện phân dung dịch. Cho các phát biểu sau: (1) Anode được gắn với thanh kim loại gold (Au); cathode là chiếc đồng hồ. (2) Anode và cathode cùng đặt trong bình điện phân chứa dung dịch muối 3Au . (3) Khi có dòng điện chạy qua, các ion 3Au sẽ di chuyển về anode, bị khử thành Au và phủ lên bề mặt chiếc đồng hồ. (4) Nồng độ ion 3Au giảm dần theo thời gian điện phân. (5) Trong qua trình điện phân, anode tan ra, khối lượng cathode tăng lên. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5 PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Geranyl acetate trong tự nhiên có trong tinh dầu hoa hồng và được dùng làm nước hoa. Người ta cho 1155 gam geraniol phản ứng với lượng dư acetic acid thì thu được 882 gam ester geranyl acetate. Biết geranyl acetate được điều chế theo sơ đồ phản ứng sau: