Nội dung text 0. ĐỀ ĐẦY ĐỦ (120 câu) - Đáp án và lời giải.docx
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC – APT 2025 ĐỀ THAM KHẢO – SỐ 4 (ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT) HƯỚNG DẪN LÀM BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề thi ĐGNL ĐHQG-HCM được thực hiện bằng hình thức thi trực tiếp, trên giấy. Thời gian làm bài 150 phút. Đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 04 lựa chọn. Trong đó: + Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ: ➢ Tiếng Việt: 30 câu hỏi; ➢ Tiếng Anh: 30 câu hỏi. + Phần 2: Toán học: 30 câu hỏi. + Phần 3: Tư duy khoa học: ➢ Logic, phân tích số liệu: 12 câu hỏi; ➢ Suy luận khoa học: 18 câu hỏi. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm khách quan có 04 lựa chọn (A, B, C, D). Thí sinh lựa chọn 01 phương án đúng duy nhất cho mỗi câu hỏi trong đề thi. CẤU TRÚC ĐỀ THI Nội dung Số câu Thứ tự câu Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ 60 1 – 60 1.1 Tiếng Việt 30 1 – 30 1.2 Tiếng Anh 30 31 - 60 Phần 2: Toán học 30 61 - 90 Phần 3: Tư duy khoa học 30 91 - 120 3.1. Logic, phân tích số liệu 12 91 - 102 3.2. Suy luận khoa học 18 103 - 120
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT 1. B 2. A 3. B 4. B 5. A 6. B 7. A 8. A 9. B 10. D 11. A 12. A 13. A 14. D 15. B 16. B 17. A 18. B 19. A 20. A 21. B 22. B 23. B 24. C 25. B 26. B 27. D 28. B 29. A 30. A 1.2: TIẾNG ANH 31. B 32. D 33. A 34. A 35. D 36. C 37. A 38. B 39. C 40. C 41. B 42. B 43. B 44. D 45. A 46. A 47. B 48. C 49. B 50. D 51. C 52. B 53. C 54. A 55. D 56. B 57. C 58. B 59. C 60. D PHẦN 2: TOÁN HỌC 61. B 62. B 63. A 64. B 65. A 66. B 67. B 68. A 69. D 70. C 71. A 72. A 73. C 74. A 75. A 76. C 77. A 78. B 79. D 80. A 81. B 82. C 83. B 84. B 85. A 86. C 87. C 88. D 89. A 90. C PHẦN 3: TƯ DUY KHOA HỌC 3.1. LOGIC, PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 91. C 92. A 93. D 94. B 95. B 96. D 97. A 98. C 99. B 100. D 101. D 102. C 3.2. SUY LUẬN KHOA HỌC 103. A 104. D 105. C 106. C 107. A 108. D 109. A 110. D 111. D 112. D 113. A 114. C 115. B 116. A 117. B 118. B 119. C 120. C
PHẦN 1: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ 1.1: TIẾNG VIỆT Câu 1: “Ngày xưa, ở một bon làng kia, có một đôi vợ chồng cưới nhau chưa tròn một tháng. Vào dịp trong bon nhà nào cũng tổ chức lễ cúng to ba và lễ n’hao rhe, riêng nhà của hai vợ chồng trẻ mới cưới chưa tổ chức lễ to ba và n’hao rhe được, vì trong nhà có người đi đến bon khác. Sáng hôm đó, người vợ rủ chồng mới cưới tên là Đông lên rẫy để dọn cỏ rạ, chuẩn bị cho vụ tới. Người vợ nói: - Đông ơi, hôm nay nhà mình không làm lễ to ba, ở nhà cũng chẳng làm gì, hay vợ chồng mình lên rẫy làm cỏ rạ dọn dần cho kịp vụ tới anh nhé, lỡ mưa xuống thì khô mà dọn đốt đó, ông trời ông không chờ mình đâu. Nghe người vợ nói, chồng nghĩ: - Ở nhà cả bọn họ đều uống rượu ăn thịt heo, cơm nếp ngon quá mà mình thì phải đi dọn rẫy thì tiếc lắm, nhưng vợ rủ mà không đi thì không được.” (Truyện cổ M’nông, Chàng Ndăm Đông) Chú thích: To ba: Lễ cúng đưa lúa về kho, về bồ lúa sau một vụ thu hoạch. N'hao rhe: Lễ rước rơm về kho. Nội dung của văn bản trên là gì? A. Câu chuyện về lễ nghi truyền thống của người M’nông. B. Câu chuyện về đôi vợ chồng trẻ trong dịp lễ của bon làng. C. Sự khó khăn của đôi vợ chồng trẻ khi chuẩn bị vụ mùa mới. D. Câu chuyện về phong tục lao động của người M’nông. Đáp án đúng là B Phương pháp giải Phân tích nội dung chính của văn bản, tập trung vào bối cảnh, nhân vật, và sự kiện được miêu tả. Nội dung/ Thông điệp Lời giải - Văn bản kể về đôi vợ chồng trẻ mới cưới chưa tổ chức lễ nghi truyền thống như lễ to ba và n’hao rhe vì nhà có người vắng mặt. Trong bối cảnh lễ hội ở bon làng, người vợ rủ chồng lên rẫy làm việc chuẩn bị cho vụ mùa, còn người chồng thì tiếc vì phải bỏ lỡ bữa tiệc ở nhà.
- Phân tích các đáp án: A - Câu chuyện về lễ nghi truyền thống của người M’nông: Sai, vì lễ nghi chỉ là bối cảnh, không phải trọng tâm của câu chuyện. C - Sự khó khăn của đôi vợ chồng trẻ khi chuẩn bị vụ mùa mới: Sai, vì văn bản không nhấn mạnh khó khăn mà chủ yếu kể về tình huống và suy nghĩ của nhân vật. D - Câu chuyện về phong tục lao động của người M’nông: Sai, vì câu chuyện không chỉ miêu tả lao động mà còn tập trung vào mối quan hệ và tình huống của đôi vợ chồng trẻ. Câu 2: “Ngày xưa, khi vạn vật còn chưa có, thế giới đã tồn tại ông Trời. Ông trời có một quyền phép vô song, quyền phép tối cao nhất mà các vạn vật sau này không thể sánh bằng. Người làm ra tất cả mọi thứ: trái đất, núi non sông biển, mưa, nắng, Trời sinh ra tất cả: loài người, cỏ cây, muôn thú... Từ mặt trời, mặt trăng các ngôi sao trên trời cho đến vạn vật ở mặt đất, tất cả đều do Trời tạo nên. Mắt của trời rất tinh tường, am hiểu và biết hết mọi sự xảy ra trên thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai. Do đó mà con người tin có đạo Trời, nhờ Trời, cho là Trời sinh, Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.” (Thần thoại Việt Nam, Ông Trời) Theo đoạn trích, ông Trời được miêu tả với những đặc điểm nào? A. Quyền phép tối cao và tạo ra mọi vật trên thế gian. B. Là người ban phát hạnh phúc và giàu có cho con người. C. Chỉ xét đến những việc tốt đẹp xảy ra trên thế gian. D. Không liên quan đến cuộc sống sau khi con người qua đời. Đáp án đúng là A Phương pháp giải Phân tích nội đặc điểm của nhân vật. Nội dung/ Thông điệp Lời giải - A. Đúng, vì đoạn trích nhấn mạnh rằng ông Trời có "quyền phép vô song" và tạo ra mọi thứ, từ con người, cỏ cây, muôn thú đến các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng. - B. Sai, vì đoạn trích không đề cập đến việc ông Trời ban phát hạnh phúc hoặc giàu có. - C. Sai, vì đoạn trích nêu rõ ông Trời "xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai," nghĩa là cả