PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text b38_quyluatditruyenmd_sinh9_cd.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 38: QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENDEL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). - Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng, nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền. - Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học. - Phát biểu được quy luật phân li độc lập; giải thích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng theo Mendel. - Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. - Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về các quy luật di truyền của Mendel, chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu liên quan đến quy luật di truyền. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về quy luật di truyền của Mendel. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền của Mendel để giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nhận thức sinh học: o Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene).
2 o Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng, nêu được các thuật ngữ trong nghiên cứu các quy luật di truyền. o Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học. o Phát biểu được quy luật phân li độc lập; giải thích được kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng, hai cặp tính trạng theo Mendel. o Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích. o Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích các hiện tượng thực tiễn về các quy luật di truyền của Mendel. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về các quy luật di truyền của Mendel. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi được GV và bạn cùng nhóm phân công. - Trung thực, cẩn thận trong trình bày kết quả học tập của cá nhân và của nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). - Hình ảnh 38.1 - 38.5 và các hình ảnh, video liên quan đến quy luật di truyền của Mendel và ứng dụng trong thực tiễn. - Video giới thiệu về Mendel và quy luật di truyền: https://youtu.be/HjEtKfpkxN4. 2. Đối với học sinh - SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Cánh Diều. - Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh, video, tài liệu,... liên quan đến về Mendel và các quy luật di truyền trong thực tiễn. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
3 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập. b. Nội dung: GV đặt vấn đề, tạo hứng thú học tập cho HS; HS quan sát các hình ảnh, trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 184. c. Sản phẩm học tập: Ý kiến, trao đổi của HS cho câu hỏi mở đầu SGK trang 184. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh về sự di truyền bạch tạng ở người: - GV yêu cầu cá nhân HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ SGK tr.184: Em hãy mô tả sự di truyền bệnh bạch tạng của gia đình trong Hình 38.1. Nếu cặp bố mẹ này tiếp tục sinh người con thứ hai, có thể xác định được tỉ lệ người con thứ hai bị bệnh bạch tạng hay không? Giải thích. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức. kĩ năng để trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS xung phong trả lời. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV ghi nhận các câu trả lời của HS, không chốt đáp án. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 38: Quy luật di truyền của Mendel.
4 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu ý tưởng nghiên cứu của Mendel a. Mục tiêu: Nêu được ý tưởng của Mendel là cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene). b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I, quan sát hình 38.2 SGK tr.184 - 185 và tìm hiểu về những ý tưởng nghiên cứu của Mendel về quy luật di truyền. c. Sản phẩm học tập: Ý tưởng nghiên cứu của Mendel. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video về Mendel, yêu cầu HS quan sát, kết hợp thông tin mục I SGK tr.184 và trình bày nhiệm vụ sau: Giới thiệu tóm tắt về Gregor Johann Mendel. - GV tổ chức trò chơi “Nhanh tay, lẹ mắt”, phát cho các nhóm (2 HS) các thẻ hình ảnh về tính trạng của cây đậu hà lan và Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động). , , , , , , , , , , , , , . - Dựa trên sản phẩm của các nhóm, cùng video đã I. Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU CỦA MENDEL - Gregor Johann Mendel (1822 – 1884) là người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền khi nghiên cứu sự di truyền các tính trạng của cây đậu hà lan. - Ý tưởng nghiên cứu: + Mendel tạo dòng thuần (tự thụ phấn qua nhiều thế hệ). + Tiến hành lai cặp bố mẹ có tính trạng tương phản. + Theo dõi con lai qua các thế hệ F 1 , F 2 , F 3 ,... để rút ra kết luận. - Mendel đưa ra giả thuyết các tính

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.