Nội dung text 19. Sở GD&ĐT Bạc Liêu (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx
A. Bạc Liêu B. Huế C. Bắc Giang D. Hà Nội Câu 7: Trong giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Trật tư thế giới hai cực lanta A. được xác lập và phát triển. B. suy yếu nhưng vẫn duy trì. C. suy yếu và đi đến sụp đổ. D. chưa được hình thành. Câu 8: Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền đã A. thủ tiêu các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc. B. đưa ra những quyền và tự do cơ bản của con người. C. xóa bỏ chủ nghĩa thực dân trên phạm vi toàn cầu. D. hạn chế tình trạng chạy đua vũ trang giữa các cường quốc. Câu 9: Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Đang diễn ra ác liệt. B. Giai đoạn sắp kết thúc. C. Vừa mới kết thúc. D. Bùng nổ và lan rộng. Câu 10: Nội dung nào sau đây là hạn chế trong quá trình phát triển của ASEAN từ khi thành lập (1967) đến nay là gì? A. Mâu thuẫn gay gắt về vấn đề xây dựng các đập thủy điện. B. Sự chi phối và tác động của một số cường quốc bên ngoài. C. Sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước thành viên. D. Tranh chấp lãnh thổ diễn ra thường xuyên ở Đông Nam Á. Câu 11: Vì sao đến nay Mỹ vẫn không thể thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới "đơn cực"? A. Do sự vươn lên của các cường quốc như Đức, Nhật Bản, Nga. B. Do có sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. C. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố đã ngăn cản mưu đồ của Mỹ. D. Nước Mỹ đã suy yếu một cách nghiêm trọng từ đầu thế kỷ XX. Câu 12: Ngày 22-11-2015, tuyên bố Cua-la Lăm-pơ được ký kết đã đánh dấu A. ASEAN hoàn thành mở rộng thành viên. B. khu vực Đông Nam Á giành độc lập. C. Cộng đồng ASEAN được thành lập. D. sự phát triển nhảy vọt của ASEAN. Câu 13: “Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm” được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của các nước trong thời kỳ A. ngay sau khi Chiến tranh lạnh bắt đầu. B. sau khi cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc.
C. chủ nghĩa xã hội thành hệ thống thế giới. D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Câu 14: Ngày 13/8/1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thông qua quyết định nào? A. Phát động cao trào kháng Nhật. B. Thống nhất lực lượng vũ trang Việt Nam. C. Quyết định khởi nghĩa ở Hà Nội. D. Phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. Câu 15: Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của tổ chức ASEAN đối với việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông? A. Lên án, phản đối hành động xâm phạm chủ quyền các quốc gia. B. Dùng biện pháp quân sự để bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực. C. Đoàn kết nhất trí và thể hiện vai trò, tinh thần trách nhiệm cao. D. Khẳng định các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và ASEAN. Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng triển vọng của Cộng đồng ASEAN? A. Hoàn chỉnh quá trình nhất thể hóa ở khu vực Đông Nam Á. B. Tiếp tục phát triển với mức độ liên kết, hợp tác ngày càng sâu rộng. C. Đóng vai trò quan trọng tại nhiều diễn đàn lớn trên thế giới. D. Đang ngày càng hoàn thiện thể chế, chính sách, cơ chế hợp tác. Câu 17: Xây dựng và soạn thảo được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị chống chạy đua vũ trang là hoạt động thể hiện vai trò nào của tổ chức Liên hợp quốc? A. Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. B. Thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại thế giới. C. Ngăn chặn chiến tranh lạnh trên thế giới. D. Bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa. Câu 18: Trong Chiến tranh lạnh (1947-1989), vì sao Mỹ và Liên Xô tránh xung đột trực tiếp về quân sự? A. Sự phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và Liên Xô. B. Cả Mỹ và Liên Xô đều không đủ lực lượng chiến đấu. C. Liên Xô đã khủng hoảng kinh tế, chính trị trầm trọng. D. Ngăn ngừa nguy cơ nổ ra cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 19: “Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến”. Điều kiện khách quan thuận lợi nào được đề cập trong đoạn trích trên? A. Sự ủng hộ của quân Anh và Liên Xô. B. Kẻ thù của cách mạng đã suy yếu.