PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text PHẦN I . CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - GENE NGOÀI NHÂN - GV.docx

GENE NGOÀI NHÂN PHẦN I : CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Khi nói đến di truyền ngoài nhân, nhà khoa học ……….(1)…….. đã tiến hành khám phá lại quy luật di truyền Mendel và phát hiện loài …….(2)……. không tuân theo quy luật Mendel.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – Correns; (2) – ruồi giấm. B. (1) – Morgan; (2) – ruồi giấm. C. (1) – Correns; (2) – cây hoa phấn. D. (1) – Morgan; (2) – cây hoa phấn. Câu 2. Theo thí nghiệm của nhà khoa học, khi quan sát trên một loài tuân theo quy luật di truyền ngoài nhân thì những cành có lá xanh thì chỉ mọc ra những nhánh có là ……..(1)……., những cành có lá trắng chỉ cho ra những nhánh có lá ……(2)…., những cành có lá khảm (lá xanh có vệt trắng) có thể mọc ra những cành có lá …….(3)……., cành có lá ……(2)…… và cành có lá …….(1).Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – trắng; (2) – xanh; (3) – khảm. B. (1) – trắng ; (2) – khảm; (3) – xanh. C. (1) – xanh; (2) – khảm; (3) – trắng. D. (1) – Xxnh; (2) – trắng; (3) – khảm. Câu 3. Di truyền ngoài nhân còn được gọi là A. di truyền theo dòng bố. B. di truyền theo dòng mẹ. C. di truyền hai chiều. D. di truyền một chiều. Câu 4. Trong thí nghiệm của Correns, gene quy định tổng hợp chất diệp lục ở lá cây không nằm trong nhân mà nằm ở …….(1)…….. và trong quá trình thụ tinh, giao tử đực hầu như không truyền ……….(2)……… cho hợp tử nên đời con chỉ nhận được …….(2)…….. của giao tử cái.Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – lục lạp; (2) – tế bào chất. B. (1) – ty thể; (2) – tế bào chất. C. (1) – lục lạp; (2) – gene. D. (1) – ty thể; (2) – chất nguyên sinh. Câu 5. Trong tế bào nhân thực, có hai hệ thống di truyền gồm: hệ thống di truyền trong nhân (gene trên ………(1)………) và hệ thống di truyền tế bào chất (gene trong ……..(2)….. hoặc ……..(3)……).Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – hạch nhân; (2) – ty thể; (3) – lục lạp. B. (1) – Nhiễm sắc thể; (2) – thành tế bào; (3) – lục lạp. C. (1) – nhiễm sắc thể; (2) – màng sinh chất; (3) – lục lạp. D. (1) – nhiễm sắc thể; (2) – ty thể; (3) – lục lạp. Câu 6. Các phân tử DNA ngoài nhân có kích thước ……..(1)…… do đó hệ gene trong tế bào chất chứa …….(2)…… gene, thường hầu hết là DNA ……(3)……. có dạng chuỗi xoắn kép, mạch vòng.Từ/ Cụm từ còn trống là? A. (1) – lớn; (2) – rất ít; (3) – trần. B. (1) – nhỏ; (2) – rất ít; (3) – trần. C. (1) – nhỏ; (2) – rất nhiều; (3) – trần. D. (1) – lớn; (2) – rất nhiều; (3) –trần. Câu 7. Trong quá trình phân bào, gene tế bào chất được phân chia một cách ………..(1)………, do đó các tế bào con có thể có ………..(2)………... trong tế bào chất ……….(3)……...Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – đồng đều; (2) – số lượng gene; (3) – khác nhau. B. (1) – đồng đều; (2) – số lượng gene; (3) – giống nhau. C. (1) – ngẫu nhiên; (2) – số lượng gene; (3) – khác nhau. D. (1) – đồng đều; (2) – khối lượng gene; (3) – giống nhau. Câu 8. Trong quá trình thụ tinh, gene trong nhân của tinh trùng và trứng đều đóng góp vào hệ gene của hợp tử nhưng gene tế bào chất chủ yếu nhận từ ………(1)………, nghĩa là ………(2)…….. không truyền tế bào chất cho hợp tử.Từ/ Cụm từ còn trống là
A. (1) – trứng; (2) – tinh trùng. B. (1) – tinh trùng; (2) – trứng. C. (1) –hợp tử; (2) – giao tử. D. (1) – giao tử; (2) – hợp tử. Câu 9. Các DNA trong ty thể, lạp thể có thể ảnh hưởng đến các tính trạng do gene ngoài nhân quy định gồm chỉ ảnh hưởng đến ……(1)…….. mà không ảnh hưởng đến toàn …..(2)…… Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – bộ phận; (2) – cơ thể. B. (1) – bào quan; (2) – bộ phận. C. (1) – gene; (2) – nhiễm sắc thể. D. (1) – bào quan; (2) – cơ thể. Câu 10. Trong kỹ thuật lai tạo giống lúa, để không mất công khử đực trên cây mẹ, người ta sử dụng cây …………… làm dòng mẹ. Biết rằng cây ………… là những cây trồng không có khả năng tạo ra hạt phấn hữu thụ. Điều này có nghĩa là chúng không thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo một cách hiệu quả để tạo ra thế hệ con. Từ/ Cụm từ còn trống là A. bất thụ đực. B. bất thụ cái. C. hữu thụ đực. D. hữu thụ cái. Câu 11. Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (Three – Parent In Vitro Fertilization gọi tắt là TPIVF) được ứng dụng nhằm sinh ra các em bé từ một cha và hai mẹ giúp những phụ nữ mắc bệnh trong ty thể đột biến có thể sinh con không mắc bệnh vì A. người mẹ khác hiến trứng của mình rồi cấy vào cơ thể người mẹ này. B. người mẹ khác được lấy trứng sau đó tách tế bào chất ra rồi kết hợp với nhân lấy từ trứng của người mẹ này sau đó thực hiện thụ tinh và cấy lại vào tử cung người mẹ. C. người mẹ khác được thực hiện mang thai hộ. D. người mẹ khác hiến nhân của trứng sau đó kết hợp với tế bào chất của người mẹ này sau đó thực hiện thụ tinh rồi cấy vào tử cung người mẹ. Câu 12. DNA ty thể cho phép xác định ……….(1)………. tiến hóa của các loài cũng như ……..(2)….. chủng loại. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – nguồn gốc; (2) – sự phát sinh. B. (1) – nguồn gốc; (2) – sự phát triển. C. (1) – con đường; (2) –sự phát triển. D. (1) – hệ thống; (2) – sự phát sinh. Câu 13. DNA ty thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định huyết thống theo dòng mẹ hay xác định nguồn gốc tiến hóa của loài người và được ứng dụng chủ yếu trong việc xác định DNA từ …………… Từ/ Cụm từ còn trống là A. da. B. tóc. C. móng. D. xương. Câu 14. Mỗi gene trong tế bào chất thường có rất nhiều bản sao vì số lượng ty thể hoặc lục lạp trong mỗi tế bào thường …..(1)…… và các gene trong tế bào chất có khả năng bị đột biến ……(2)……. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – rất lớn; (2) – thấp. B. (1) – rất ít; (2) – cao. C. (1) –rất lớn; (2) – cao. D. (1) – rất ít; (2) – thấp. Câu 15. Ở người, một số bệnh (phần lớn là hiếm gặp) do gene trong ti thể quy định như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh Alzheimer,... Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường bị nặng hơn. Hiện tượng này có thể do A. số lượng bản sao trong ty thể và sự phân bố ngẫu nhiên của các gene. B. mẹ ít khi mắc các bệnh này. C. những đứa bé khi còn nhỏ thì không thể thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. D. sự phân bố đồng đều các gene trong ty thể. Hướng dẫn giải Các bệnh do gene trong ti thể quy định có những đặc điểm di truyền khác biệt so với các bệnh di truyền do gene nhân quy định. Sự di truyền theo dòng mẹ, sự đa dạng về số lượng bản sao ADN ti thể
và sự phân bố ngẫu nhiên ti thể là những yếu tố chính giải thích cho hiện tượng đa dạng về mức độ biểu hiện bệnh và sự tiến triển của bệnh theo thời gian. Câu 16. Phân tử DNA lục lạp hoặc ti thể cũng mang gene mã hóa……..(1)……., ………..(2)………. Và một số gene mã hóa protein cấu tạo màng lục lạp hoặc ti thể. Từ/ Cụm từ còn trống là A. (1) – RNA; (2) – DNA. B. (1) – rNA; (2) – mRNA. C. (1) – mRNA; (2) – tRNA. D. (1) – rRNA; (2) – tRNA. Câu 17. Một tế bào có thể có nhiều lục lạp, nên chứa nhiều allele của một gene. Khi tế bào phân chia, xảy ra sự phân chia không đồng nhất nên một tế bào con có thể mang allele đội biến, tế bào khác có thể mang allele thường. Hiện tượng này được gọi là A. di truyền đồng nhất. B. di truyền không đồng nhất. C. di truyền đặc biệ. D. di truyền không đồng đều. Câu 18. Kết quả lai thuận và nghịch ở F 1 và F 2 không giống nhau và tỷ lệ kiểu hình phân bố đồng đều ở hai giới thì rút ra nhận xét là tính trạng bị chi phối bởi A. gene nằm trên NST giới tính. B. gene nằm trên NST thường. C. ảnh hưởng của giới tính. D. gene nằm ở tế bào chất. Câu 19. Sự khác biệt giữa đột biến bạch tạng ở lục lạp và đột biến bạch tạng ở gene trong nhân là A. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu trắng, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. B. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm toàn cây hóa trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm cho lục lạp màu trắng, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng. C. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu trắng nên toàn bộ lá cây có màu trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. D. đột biến bạch trạng ở lục lạp làm cho lục lạp màu xanh, trong cùng một lá có hai loại lạp thể màu trắng và xanh cho lá màu xanh chấm trắng, đột biến bạch tạng ở gene trong nhân làm toàn cây hóa trắng. Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất ? A. Số lượng gen ngoài NST ở các tế bào con là giống nhau. B. Không tuân theo các quy luật của thuyết di truyền NST. C. Có đặc điểm di truyền giống như gen trên NST. D. Có sự phân chia đồng đều gen ngoài NST cho các tế bào con. Câu 21. Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên? A. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới. B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả các con của họ đều bình thường. C. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh. D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì bà nội bị bệnh. Câu 22. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về di truyền ngoài nhân? A. Gene ngoài nhân dược di truyền thẳng. B. Chứng động kinh ở người do một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể, nên nếu mẹ bị động kinh thì chỉ có con gái mới bị động kinh. C. Gen ngoài nhân chỉ có trong ti thể của mọi loài sinh vật. D. Gen ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ. Câu 23. Trong phép lai một tính trạng do 1 gene quy định, nếu kết quả phép lai thuận và kết quả phép lai nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gene quy định tính trạng nghiên cứu có đặc điểm là
A. nằm trên nhiễm sắc thể Y. B. nằm trên nhiễm sắc thể X. C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm ở ngoài nhân (trong ti thể hoặc lục lạp). Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ? A. Kiểu hình của các cơ thể con đều giống mẹ. B. Một cơ thể dùng làm mẹ lai với các cơ thể khác nhau vẫn cho đời con cùng 1 kiểu hình. C. Gene qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể X. D. Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau. Câu 25. Một trong những đặc điểm của gene trong tế bào chất là A. phân chia không đồng đều về các tế bào con trong phân bào. B. rất khó bị đột biến. C. gene của con được thừa hưởng hoàn toàn từ bố. D. luôn tồn tại thành cặp allele. Câu 26. Cho phép lai cá diếc cái với cá chép đực thu được cá nhưng không râu, phép lai nghịch cá diếc đực với cá chép cái thu được cá nhưng có râu. Quy luật di truyền chi phối các phép lai nói trên là A. Hoán vị gene một bên. B. Di truyền liên kết gene. C. Di truyền liên kết với giới tính. D. Di truyền gene tế bào chất. Câu 27. Trong một gia đình, gene trong ti thể của người con trai có nguồn gốc từ đâu ? A. Nhân tế bào của cơ thể mẹ. B. Ti thể của mẹ. C. Ti thể của bố. D. Ti thể của bố hoặc mẹ. Câu 28. Ở một loài thú, gene A quy định chân dài trội hoàn toàn so với gene a quy định chân ngắn. Xét bảng sau: P: Con đực chân dài x Con cái chân ngắn F 1 : 100% chân ngắn F 1 x F 1 F 2 : 100% chân ngắn Cho con đực F 2 x Con cái chân dài F 3 : ? Tỷ lệ kiểu hình ở đời F 3 là A. 100% chân ngắn. B. 100% chân dài. C. 50% chân ngắn : 50% chân dài. D. 75% chân ngắn : 25% chân dài. Câu 29. Ở một loài thú, gene A quy định chân dài trội hoàn toàn so với gene a quy định chân ngắn. Xét bảng sau: P: Con đực chân ngắn x Con cái chân dài F 1 : 100% chân dài Con đực F 1 lai phân tích F 2 : ? Tỷ lệ kiểu hình ở đời F 2 là A. 100% chân ngắn. B. 100% chân dài. C. 50% chân ngắn : 50% chân dài. D. 75% chân ngắn : 25% chân dài. Câu 30. Bệnh M là do đột biến gene ty thể. Nên mẹ bệnh M thì sinh con bệnh. Vậy phương pháp này giúp tránh bệnh M khi mẹ bệnh như sau:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.