Nội dung text ĐỀ 3 - GK2 LÝ 10 - FORM 2025 - CV7991.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 3 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Một viên gạch chuyển động với vận tốc không ma sát trên mặt đất. Công của lực tác dụng lên viên gạch bằng không trong trường hợp nào sau đây? A. B. C. D. Câu 2. Đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công nhanh hay chậm của người hoặc thiết bị là A. hiệu suất. B. động năng. C. công suất. D. động lượng. Câu 3. Sự chuyển hóa năng lượng nào xảy ra trong quá trình quạt điện hoạt động? Biết quạt có hiệu suất gần bằng 100%. A. Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. Điện năng chuyển hóa thành cơ năng. C. Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng. D. Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Câu 4. Động năng của một vật không thay đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động thẳng chậm dần đều. C. rơi tự do. D. chuyển động với gia tốc không đổi (a ≠ 0). Câu 5. Hai vật có khối lượng lần lượt là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng tại mặt đất và g = 10 m/s 2 . Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất bằng A. hai lần vật thứ hai. B. một nửa vật thứ hai. C. vật thứ hai. D. vật thứ hai. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cơ năng của một vật? A. Cơ năng của một vật rơi tự do luôn không đổi. B. Cơ năng là tổng của động năng và thế năng của vật tại thời điểm đang xét. C. Khi vật chịu tác dụng của lực ma sát thì cơ năng của nó không bảo toàn. D. Khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực ma sát thì cơ năng của nó bảo toàn. Câu 7. P i , P hp , P tp lần lượt là công suất có ích, công suất hao phí và công suất toàn phần của một động cơ. Hiệu suất của động cơ này được xác định bằng biểu thức A. . B. . C. . D. . Câu 8. Hầu hết các động cơ diesel của xe ô tô có hiệu suất từ 30 – 33%. Điều này có ý nghĩa A. chỉ có 30 – 33% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của xe được sử dụng để xe sinh nhiệt. B. có 67 – 70% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của xe được sử dụng để xe chuyển động. C. chỉ có 30 – 33% năng lượng được lưu trữ trong nhiên liệu của xe được sử dụng để xe chuyển động.
D. tỉ số giữa phần năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần của xe từ 0,3 – 0,33. Câu 9. Chọn câu phát biểu sai khi nói về động lượng. A. Động lượng là một đại lượng vector. B. Động lượng được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương. Câu 10. Hai vật va chạm với nhau, động lượng của hệ thay đổi như thế nào nếu hệ hai vật này là hệ kín? A. Tổng động lượng trước khi va chạm lớn hơn tổng động lượng sau va chạm. B. Tổng động lượng trước khi va chạm bằng tổng động lượng sau va chạm. C. Tổng động lượng trước khi va chạm nhỏ hơn tổng động lượng sau va chạm. D. Động lượng của từng vật không thay đổi trong quá trình va chạm. Câu 11. Xe (1) chuyển động với tốc độ 5 m/s về phía xe (2) đang đứng yên. Sau khi va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động cùng chiều xe (1) với tốc độ V. Biết m 1 = m 2 = 250g, bỏ qua toàn bộ lực cản môi trường và xem hệ là hệ kín. Tính V. Chọn chiều dương theo chiều chuyển động ban đầu của xe (1). A. 0,25 m/s. B. 0,50 m/s. C. 2,50 m/s. D. 5,00 m/s. Câu 12. Bố trí các dụng cụ thí nghiệm như hình bên dưới, bộ dụng cụ thí nghiệm này dùng để A. tính sai số trong phép đo. B. đo gia tốc rơi tự do. C. tổng hợp lực. D. xác định động lượng của vật trước và sau va chạm. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Một vật nhỏ có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với tốc độ ban đầu 8 m/s từ độ cao 5 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s 2 . Chọn mốc thế năng tại mặt đất. a) Khi vật lên đến độ cao cực đại, thế năng bằng không, động năng cực đại. b) Cơ năng của vật tại vị trí ném là 7,2 J. c) Tốc độ khi vật chạm đất là 12,8 m/s. d) Khi vật có độ cao 4,1m thì động năng bằng thế năng. Câu 2. Một viên đạn khối lượng m = 15 g được bắn với tốc độ v 0 đến va chạm với bao cát có khối lượng M = 1 kg được treo vào đầu sợi dây nhẹ cân bằng thẳng đứng như hình. Sau va chạm, viên đạn dính vào bao cát làm hệ vật (gồm bao cát và viên đạn) chuyển động với tốc độ 6 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Biết g = 10 m/s 2 . a) Va chạm của viên đạn và bao cát là va chạm đàn hồi. b) Tốc độ ban đầu của viên đạn là 406 m/s.
c) Động năng của hệ trước và sau va chạm không bằng nhau. d) Độ cao cực đại mà hệ vật có thể đạt được sau va chạm là 2,5 m. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Một hòn đá khối lượng 2,5 kg rơi từ độ cao 10 m xuống đất. Biết g = 9,8 m/s 2 . Công của trọng lực tác dụng lên hòn đá trong quá trình rơi đến khi chạm đất bằng bao nhiêu Jun? Câu 2. Chế độ ăn hằng ngày của một người bình thường cung cấp năng lượng khoảng 9,5 kJ. Công suất hoạt động trung bình của cơ thể bằng bao nhiêu Watt? (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai). Câu 3. Một vật có khối lượng 500 g rơi tự do từ độ cao h =100 m xuống đất, lấy g = 10m/s 2 . Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Động năng của vật tại vị trí có độ cao 40 m bằng bao nhiêu Jun? Câu 4. Cầu thủ bóng đá người Brazil, Roberto Carlos đã thực hiện một cú sút đi vào lịch sử trong trận đấu với đội tuyển Pháp năm 1997, R. Carlos đã thực hiện cú sút vào quả bóng khối lượng 400 g, quả bóng đạt tốc độ 144 km/h. Động năng của quả bóng bằng bao nhiêu Jun? Câu 5. Một ô tô có khối lượng 0,5 tấn khởi hành không vận tốc đầu với gia tốc 1 m/s 2 , xem như ma sát không đáng kể. Động năng của ô tô khi đi được 10m là bao nhiêu Jun? Câu 6. Một tấm pin năng lượng Mặt Trời có thể hấp thụ 1000 J năng lượng ánh sáng trong mỗi giây. Tuy nhiên chỉ có 250 J được chuyển hóa thành điện năng. Hiệu suất của pin bằng bao nhiêu phần trăm? Câu 7. Một lực 30N tác dụng vào một vật đang nằm yên, thời gian tác dụng 0,02s. Độ lớn độ biến thiên động lượng của vật bằng bao nhiêu ? Câu 8. Hình bên dưới cho thấy hai quả cầu giống hệt nhau sắp xảy ra va chạm. Các quả cầu dính vào nhau sau khi va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của hai quả cầu, xem hệ là hệ kín. Tốc độ của các quả cầu sau va chạm bằng bao nhiêu m/s? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 2. Câu 1 (1,0 điểm). Hình bên là một tiết mục biểu diễn khí công, nghệ sĩ tập khí công nằm lên bàn chông và đặt lên người tảng đá to và nặng. Sau đó người phụ diễn sẽ dùng búa tạ đập tảng đá những nghệ sĩ không hề bị lún xuống. Anh/ chị hãy giải thích hiện tượng trên. Câu 2 (2,0 điểm). Từ độ cao 25 m so với mặt đất người ta ném thẳng đứng một quả bóng tennis lên cao với tốc độ ban đầu bằng 20 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s 2 . Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Tính: a) Độ cao cực đại mà quả bóng đạt được. b) Độ cao của quả bóng mà ở đó thế năng bằng nửa động năng.