PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 2 - CKII LÝ 10 - FORM 2025.docx

ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 2 (Đề thi có ... trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 10 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Hai vật có khối lượng m 1 = 2m 2 , chuyển động với vận tốc có độ lớn v 1 = 2v 2 . Động lượng của hai vật có quan hệ A. B. C. D. . Câu 2. Động năng của một vật tăng khi A. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. B. gia tốc của vật tăng. C. gia tốc của vật a > 0. D. vận tốc của vật v > 0. Câu 3. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng, chọn gốc thế năng tại chân núi. Như vậy, đối với vận động viên A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm. C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng về động lượng của một vật? A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương. B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm. C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc. D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc. Câu 5. Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây? A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng của hệ bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng của hệ không bảo toàn. B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng của hệ không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng của hệ thay đổi. C. Hệ va chạm mềm có động năng của hệ không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng của hệ thay đổi. D. Hệ va chạm mềm có động lượng của hệ bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng của hệ không bảo toàn. Câu 6. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều? A. . B. C. D. Câu 7. Một lò xo có độ cứng k được treo theo phương thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là A. B. C. D. Câu 8. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi? A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn. C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng. D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng. Câu 9. Có ba bình như nhau đựng ba loại chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi p 1 , p 2 , p 3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy các bình (1), (2), (3). Điều nào dưới đây là đúng? A. p 1 > p 2 > p 3 . B. p 2 > p 1 > p 3 . C. p 3 > p 2 > p 1 . D. p 2 > p 3 > p 1 . Câu 10. Một hệ gồm 2 vật có khối lượng m 1 = 2 kg, m 2 = 4 kg, có vận tốc v 1 = 3 m/s, v 2 = 2 m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hướng vuông góc nhau. Độ lớn động lượng của hệ là A. 5 kg.m/s. B. 10 kg.m/s. C. 20 kg.m/s. D. 14 kg.m/s.
Câu 11. Một động cơ xe gắn máy có trục quay 1200 vòng/phút. Tốc độ góc của chuyển động quay là bao nhiêu rad/s? A. 7200. B. 125,7. C. 188,5. D. 62,8. Câu 12. Hai lò xo, lò xo thứ nhất có độ cứng k 1 dài thêm 6 cm khi treo vật có khối lượng 6 kg, lò xo thứ hai có độ cứng k 2 dài thêm 2 cm khi treo vật có khối lượng 1 kg. So sánh độ cứng của hai lò xo. A. B. C. D. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (2 điểm) Câu 1. Hai xe đẩy A, B giống nhau có cùng khối lượng 500 g chuyển động đến va chạm với nhau như hình vẽ. Biết va chạm giữa hai xe là va chạm đàn hồi. Chọn chiều dương theo chiều ban đầu của xe A. a) Động lượng của hệ hai xe trước và sau va chạm như nhau. b) Tỉ số động lượng của xe A và xe B trước va chạm là 1,5. c) Độ lớn động lượng của hệ trước va chạm là 2,5 kg.m/s. d) Tốc độ của xe B sau va chạm là 2 m/s. Câu 2. Hình bên mô tả một vệ tinh nhân tạo địa tĩnh chuyển động quay quanh Trái đất. Biết Trái đất có bán kính 6400 km, độ cao của vệ tinh so với mặt đất bằng 35780 km. a) Quỹ đạo chuyển động của vệ tinh quanh Trái đất là quỹ đạo tròn. b) Lực ma sát đóng vai trò là lực hướng tâm giữ cho Vệ tinh chuyển động theo quỹ đạo tròn quanh Trái đất. c) Trái đất tự quay quanh trục với tốc độ góc bằng 7,3.10 -5 rad/s. d) Gia tốc hướng tâm của Vệ tinh quay quanh Trái đất bằng 0,034 m/s 2 . Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (2 điểm). Câu 1. Người ta lăn một thùng dầu từ mặt đất lên sàn xe tải bằng một tấm ván nghiêng hợp với mặt đất một góc 30 0 . Sàn xe tải cao 1,5 mét. Thùng có tổng khối lượng là 100 kg và lực đẩy thùng là 500 N. Cho g = 9,8 m/s 2 . Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng bằng bao nhiêu %? Câu 2. Người ta thả rơi tự do một vật 400 g từ điểm B cách mặt đất 20 m. Bỏ qua mọi ma sát, lấy g = 10 m/s 2 . Cơ năng của vật tại C cách B một đoạn 5 m là bao nhiêu J? Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Câu 3. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 95 kg. Lấy g = 10 m/s 2 . Biết tốc độ của xe không đổi v = 15 m/s. Lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất bằng bao nhiêu N? Chọn chiều dương hướng lên. Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo dãn vượt quá chiều dài 30 cm. Lực đàn hồi cực đại của lò xo bằng bao nhiêu N? Phần IV. Tự luận (3 điểm). Thí sinh trả lời câu 1 và câu 3. Câu 1 (1,0 điểm). Một cánh quạt quay với tần số 400 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,8 m. Tính tốc độ và tốc độ góc của một điểm ở đầu cánh quạt.
Câu 2 (1,0 điểm). Vận động viên Yuriy Sedykh (Liên bang Xô Viết) hiện tại là người giữ kỉ lục tốt nhất thế giới về môn thể thao ném tạ (Hammer throw). Thành tích tốt nhất của ông được ghi nhận vào ngày 30/8/1986 tại Stuttgart, Tây Đức thuộc khuôn khổ Thế Vận hội châu Âu. Kết quả kỉ lục của ông được ghi nhận độ xa của cú ném là 86,74 m tính tự vị trí vòng tạo đà. Đối với bảng ném của nam, quả tạ sử dụng cho bộ môn này có dây dài 121,3 cm. Trong quá trình tạo đà, trước khi tạ rời khỏi tay của ông thì tốc độ góc của nó ghi nhận là ω = 19,24 rad/s. Hãy xác định tốc độ v của quả tạ khi rời khỏi tay ông và gia tốc hướng tâm a của chuyển động này. Câu 3 (1,0 điểm). Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 15 cm, khi chịu tác dụng lực 2 N thì giãn ra 10 cm. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Cho g = 10 m/s 2 . a) Tính độ cứng của lò xo. b) Để lò xo có chiều dài 20 cm thì ta phải treo vào đầu dưới của lò xo một vật có trọng lượng là bao nhiêu?
HƯỚNG DẪN GIẢI PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (3 điểm). Câu 1. Hai vật có khối lượng m 1 = 2m 2 , chuyển động với vận tốc có độ lớn v 1 = 2v 2 . Động lượng của hai vật có quan hệ A. B. C. D. . Hướng dẫn giải Động lượng của hai vật: Câu 2. Động năng của một vật tăng khi A. các lực tác dụng lên vật sinh công dương. B. gia tốc của vật tăng. C. gia tốc của vật a > 0. D. vận tốc của vật v > 0. Hướng dẫn giải Ta có: Vì vậy khi A > 0 thì động năng lúc sau sẽ tăng. Câu 3. Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng, chọn gốc thế năng tại chân núi. Như vậy, đối với vận động viên A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm. C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng. Hướng dẫn giải Khi vận động viên trượt từ vách núi xuống chân núi: Động năng của vận động viên tăng, thế năng giảm. Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng về động lượng của một vật? A. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương. B. Động lượng là một đại lượng vô hướng, có thể dương hoặc âm. C. Động lượng là một đại lượng có hướng, ngược hướng với vận tốc. D. Động lượng là một đại lượng có hướng, cùng hướng với vận tốc. Hướng dẫn giải Động lượng là một đại lượng vector và có hướng trùng với hướng vận tốc Câu 5. Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây? A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng của hệ bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng của hệ không bảo toàn. B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng của hệ không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng của hệ thay đổi. C. Hệ va chạm mềm có động năng của hệ không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng của hệ thay đổi. D. Hệ va chạm mềm có động lượng của hệ bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng của hệ không bảo toàn. Hướng dẫn giải Hệ va chạm đàn hồi sẽ bảo toàn năng lượng và bảo toàn động lượng. Hệ va chạm mềm chỉ bảo toàn động lượng nhưng không bảo toàn năng lượng. Câu 6. Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều? A. . B. C. D. Hướng dẫn giải Câu 7. Một lò xo có độ cứng k được treo theo phương thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật nằm cân bằng, độ biến dạng của lò xo là A. B. C. D. Hướng dẫn giải Khi treo vật trên lò xo theo phương thẳng đứng:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.