Nội dung text Bài 19 - Đòn bẩy và ứng dụng.docx
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 3. Ứng dụng của đòn bẩy. Trong cuộc sống, đòn bẩy được ứng dụng vào nhiều công việc và chế tạo nhiều công cụ hữu ích. Ví dụ: Sử dụng xà beeng bẩy một vật nặng. Dùng búa nhổ đinh. *Công thức giải bài tập về đòn bẩy: F 1 .l 1 = F 2 .l 2 Trong đó: + F 1 ; F 2 là các lực tác dụng lên đòn bẩy. + l 1 ; l 2 là các tay đòn của lực hay khoảng cách từ giá của các lực đến trục quay. Khoảng cách giữa điểm tựa O và phương của lực gọi là cánh tay đòn của lực. B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đòn bẩy? A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật. B. Dùng đòn bẩy không cho lợi về lực. C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng tác dụng của lực. D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực. Câu 2. Đòn bẩy được chia thành các loại dựa vào A. đị trí của vật. B. vị trí lực tác dụng. C. điểm tựa. D. điểm tựa và điểm đặt của các lực. Câu 3. Dụng cụ không phải ứng dụng của đòn bẩy là
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 A. cái kéo. B. bấm giấy. C. tua vít. D. cái kìm. Câu 4. Với đòn bẩy có điểm tựa ở giữa khi đó hướng tác dụng của lực A. ngược hướng với chiều nâng vật. B. hướng lên trên. C. cùng hướng với chiều nâng vật . D. hướng xuống dưới. Câu 5. “Muốn lực nâng vật … trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng … khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.” Hai cụm từ thích hợp điền vào chỗ “…” lần lượt là A. nhỏ hơn, lớn hơn. B. nhỏ hơn, nhỏ hơn. C. lớn hơn, lớn hơn. D. lớn hơn, nhỏ hơn. Câu 6. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là ứng dụng của đòn bẩy? A. Quyển sách. B. Mái chèo. C. Cầu thang gác. D. Cái cưa. Câu 7. Ứng dụng của đòn bẩy có điểm tựa ở một đầu, vật ở giữa và lực tác dụng ở đầu bên kia là A. xà beeng. B. xe đẩy hàng. C. cái kéo. D. cái cưa. Câu 8. Gọi O là điểm đặt, O 1 là vị trí đặt vật, O 2 là vị trí tác dụng lực. Cho đòn bẩy loại 1 có chiều dài OO 1 > OO 2 . Hai lực tác dụng vào hai đầu O 1 và O 2 lần lượt là F 1 và F 2 . Để đòn bẩy cân bằng thì A. lực F 1 có độ lớn lớn hơn lực F 2 . B. lực F 2 có độ lớn lớn hơn lực F 1 . C. hai lực F 1 và F 2 có độ lớn bằng nhau. D. Không thể cân bằng được vì OO 1 > OO 2 . Câu 9. Dùng xà beng để bẩy một hòn đá nặng lên như hình vẽ. Để bẩy hòn đá lên dễ nhất phải đặt điểm tựa vào vị trí A. X. B. Y. C. Z. D. khoảng giữa Y và Z. Câu 10. Gọi O là điểm đặt, O 1 là vị trí đặt vật, O 2 là vị trí tác dụng lực. Hai lực tác dụng vào hai đầu O 1 và O 2 lần lượt là F 1 và F 2 . Để nâng vật lên với lực do người tác dụng nhỏ hơn trọng lượng của vật thì
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 A. OO 2 < OO 1 . B. OO 2 = OO 1 . C. OO 2 > OO 1 . D. OO 1 = 2OO 2 . Câu 11. Người ta sử dụng một đòn bẩy như hình vẽ. Biết OA = 10cm; OB = 30cm. Người ta tác dụng vào điểm B lực có độ lớn F 2 = 100N. Độ lớn lực F 1 tại điểm A là A. 3 N. B. 30 N. C. 300 N. D. 3000 N. Câu 12. Để bẩy một tảng đá có khối lượng 1 tấn, người ta sử dụng một đòn bẩy như trên hình vẽ. Biết OO 2 = 4OO 1 . Với giá trị nào sau đây của lực F 2 tác dụng vào O 2 thì không thể nâng tảng đá này lên? A. 2000 N. B. 2600 N. C. 2500 N. D. 2700 N. II. Tự luận. Câu 1. Hãy chỉ ra điểm tựa, các điểm tác dụng của lực F 1 , F 2 lên đòn bẩy trong hình vẽ sau: Câu 2. Tại sao khi mở nắp hộp không dùng đồng xu để mở mà thường dùng thìa? Câu 3. Một vận động viên thực hiện một cú ném bóng có được xem là đòn bẩy hay không? Giải thích vì sao và đó đòn bẩy loại mấy? Câu 4. Quan sát hình ảnh sau và trả lời các câu hỏi sau: