Nội dung text Chủ đề 2. NỘI NĂNG. ĐỊNH LUẬT I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - GV.docx
Chủ đề 2 : NỘI NĂNG – ĐỊNH LUẬT I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC I – TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Khái niệm nội năng - Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật được gọi là nội năng của vật. Nội năng được kí hiệu bằng chữ U và có đơn vị là jun (J). - Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. 2. Các cách làm thay đổi nội năng - Thực hiện công: Quá trình thực hiện công làm cho nội năng của vật thay đổi, vật nhận công thì nội năng tăng, hệ thực hiện công cho vật khác thì nội năng giảm. Ví dụ 1: Dùng tay ấn mạnh và nhanh pit-tông của một xilanh chứa khí (Hình 3.4), thể tích khí trong xilanh giảm, đồng thời người ta thấy khí nóng lên. Nội năng của khí tăng lên. Ví dụ 2: Dùng tay chà sát một miếng kim loại lên sàn nhà, kết quả miếng kim loại bị nóng dần lên, nội năng của nó tăng. - Truyền nhiệt: Khi hai vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau thì xảy ra quá trình truyền nhiệt. Quá trình này làm thay đổi nội năng của các vật. Ví dụ 1: Làm nóng khối khí bên trong ống nghiệm (Hình 3.2a) bằng cách hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Khi đó, nội năng của khối khí trong ống nghiệm tăng. Ví dụ 2: Trong quá trình luyện thép, phôi thép được nung đến nóng chảy rồi được đổ vào khuôn để tạo thành các thanh thép. Sau đó các thanh thép được đưa ra khỏi khuôn và đặt lên các giá đỡ để chúng nguội dần (Hình 3.5). Trong quá trình luyện thép, nội năng của thanh thép tăng rồi sau đó giảm dần. 3. Nhiệt lượng – Nhiệt dung riêng - Nhiệt lượng mà một vật có khối lượng m trao đổi khi thay đổi nhiệt độ từ T 1 (K) đến T 2 (K) là: Q = mc(T 2 – T 1 ) Trong đó: c là hằng số phụ thuộc vào chất tạo nên vật, gọi là nhiệt dung riêng của chất đó, đơn vị là [J/kg.K]. Nhiệt dung riêng của một chất có giá trị bằng nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg của chất đó lên 1 K. - 0Q : vật nhận nhiệt lượng, nhiệt độ của vật tăng lên.
- 0Q : vật truyền nhiệt lượng cho vật khác, nhiệt độ của vật giảm xuống. 4. Định luật I – Nhiệt động lực học - Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: UAQ Trong đó: U là độ biến thiên nội năng của hệ. ,AQ là các giá trị đại số. - 0Q : vật nhận nhiệt lượng; - 0Q : vật truyền nhiệt lượng; - 0A : vật nhận công; - 0A : vật thực hiện công.