Nội dung text ĐỀ 1 - CẤP HUYỆN.docx
3 Câu 1: (2 điểm) 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Cho hỗn hợp gồm Na 2 O và Al 2 O 3 vào nước dư. b) Cho hỗn hợp Fe 3 O 4 , và Cu vào dung dịch HCl dư. c) Cho từ từ đến dư dung dịch Ca(OH) 2 vào dung dịch NaHCO 3 . d) Cho dung dịch FeCl 2 vào dung dịch AgNO 3 dư. 2. Hòa tan hoàn toàn BaO vào nước, thu được dung dịch X. Cho SO 2 vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Cho Al vào dung dịch Z thấy có khí hydrogen bay ra. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 3. Cho dung dịch chứa hai muối FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 lần lượt vào các dung dịch sau: dung dịch NaOH; dung dịch bromine; hỗn hợp dung dịch (KMnO 4 , H 2 SO 4 loãng). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 2: (2 điểm) 1. Cho 3 muối X, Y, Z đều là muối của Na thỏa mãn điều kiện sau: - Trong 3 muối chỉ có X là tạo kết tủa khi tác dụng với Ba(NO 3 ) 2 . - Trong 3 muối chỉ có Y và Z tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 tạo ra chất khí. - Cả 3 muối khi tác dụng với Ba(OH) 2 dư sinh ra sản phẩm có kết tủa và H 2 O. - Trong 3 muối chỉ có Z có thể làm nhạt màu KMnO 4 trong H 2 SO 4 . Hãy xác định X, Y, Z và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. 2. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp chứa các chất: BaO, CuO, Fe 3 O 4 , Al 2 O 3 các chất có số mol bằng nhau, nung nóng. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H 2 O (lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO 3 (số mol AgNO 3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y sục qua dung dịch E được dung dịch G và kết tủa H. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. a) Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, T, F, G, H. b) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 3: (2 điểm) 1. Khí Z được điều chế bằng cách nung nóng chất rắn X và được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước theo sơ đồ sau: a) Nếu chất rắn X là một trong các trường hợp sau đây: NaHCO 3 (1); NH 4 Cl và CaO (2); KMnO 4 (3) thì khí Z sinh ra trong trường hợp nào phù hợp với phương pháp thu khí được mô tả theo sơ đồ trên. Giải thích và viết phương trình phản ứng hóa học minh họa? b) Trong sơ đồ lắp ráp dụng cụ trên, vì sao ống nghiệm (1) được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm? 2. Hãy nêu hiện tượng có giải thích (nếu có) và viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra: a) Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến tham quan khu du lịch hạng động Phong Nha, Quảng Bình, em có mang về một lọ nước (nước lấy được nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước làm 3 phần và làm các thí nghiệm sau: - Phần 1: Đun sôi.
4 - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl. - Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. b) Có 2 cốc đựng hóa chất: Cốc 1 dựng dung dịch NaOH; cốc 2 dựng dung dịch NaCl được đặt hai cốc trên hai đĩa cân, điều chỉnh lượng hóa chất trong hai cốc sao cho cân ở trạng thái thăng bằng rồi để trong phòng thí nghiệm; một vài ngày sau quay lại quan sát cân. Biết không khí trong phòng ngoài N 2 , O 2 còn lẫn nhiều CO 2 . 3. Có 5 lọ đựng 5 chất bột riêng biệt bị mất nhãn gồm: Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 , BaCl 2 , Na 2 CO 3 , NaOH. Chỉ được dùng thêm H 2 O và CO 2 . Hãy trình bày cách nhận biết các chất đó. Câu 4. (2 điểm) 1. Cho m gam Na vào 500ml dung dịch HCl aM. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được14,874 lít H 2 (đkc) và dung dịch D. Dung dịch D có khả năng hòa tan 0,54 gam Al. Tính giá trị của m và a. 2. Khử hoàn toàn 38,4 gam một oxide kim loại bằng 35,6976 lít CO (ở nhiệt độ cao và điều kiện không có oxygen) thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H 2 là 18 và chất rắn Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,8992 lít khí H 2 . Xác định công thức của oxide đã cho (các thể tích khí đều được đo ở điều kiện chuẩn). Câu 5: (2 điểm) Hòa tan 4,56 gam hỗn hợp Na 2 CO 3 và K 2 CO 3 vào 45,44 gam nước được dung dịch A. Sau đó cho từ từ dung dịch HCl 3,65% vào dung dịch A thấy thoát ra 1,1 gam khí và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thì thu được 1,5 gam kết tủa (giả sử khả năng phản ứng của Na 2 CO 3 ; K 2 CO 3 là như nhau). a) Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra. Tính khối lượng dung dịch HCl đã tham gia phản ứng. b) Tính nồng độ phần trăm mỗi chất trong dung dịch A. c) Từ dung dịch A muốn thu được dung dịch mới có nồng độ phần trăm mỗi muối đều là 8,69% thì phải hòa tan bao nhiêu gam mỗi muối trên? Câu 6: (2 điểm) 1. Một hỗn hợp gồm 2 Alkane X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp cần 36,8 gam O 2 . a. Tính khối lượng CO 2 và H 2 O tạo thành. b. Tìm CTPT của 2 Alkane. 2. Khí thiên nhiên chứa chủ yếu các thành phần chính: methane, ethane và một số thành phần khác. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol methane là 890 kJ, nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethane là 1560 kJ. Giả sử, một hộ gia đình Y cần 15.000 kJ nhiệt mỗi ngày, sau bao nhiêu ngày sẽ dùng hết bình gas chứa 12 kg khí thiên nhiên với tỉ lệ thể tích của methane : ethane là 90 : 10 (thành phần khác không đáng kể) với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 65%)? Câu 7. (2 điểm) Một hỗn hợp A gồm bốn hydrocarbon mạch hở. Khi cho m gam hỗn hợp A tác dụng với 175 ml dung dịch Br 2 0,2 M thì vừa đủ và còn lại hỗn hợp B gồm hai hydrocarbon có phân tử hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp B thu được 3,4706 lít khí CO 2 và 4,572 g nước. Nếu đốt cháy m gam hỗn hợp A thu được 5,4538 lít CO 2 và 6,012 gam nước. Biết rằng trong hỗn hợp hai chất phản ứng với dung dịch bromine thì hydrocarbon có khối lượng mol nhỏ hơn chiếm trên 90% về số mol. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo của các chất có trong hỗn hợp A. ----- HẾT -----