Nội dung text Bài 27 Sinh thái học phục hồi và bảo tồn.docx
BÀI 27. SINH THÁI HỌC PHỤC HỒI VÀ BẢO TỒN PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1.1 Biết Câu 1. Sinh thái học phục hồi có vai trò A. phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái. B. tăng cường các hệ sinh thái đã bị suy thoái. C. cải tiến các hệ sinh thái sắp bị suy thoái. D. bảo tồn các hệ sinh thái đã bị suy thoái. * Hướng dẫn giải - Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực ứng dụng các nguyên lí sinh thái học nhằm đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái về trạng thái gần nhất với trạng thái tự nhiên của nó. Câu 2. Sinh thái học bảo tồn có vai trò A. phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái. B. duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học. C. cải tiến các hệ sinh thái sắp bị suy thoái. D. bảo tồn các hệ sinh thái đã bị suy thoái. * Hướng dẫn giải Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 3. Trong phương pháp phục hồi đa dạng sinh học, tác dụng của “Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập” là A. gia tăng sinh học giúp phục hồi hệ sinh thái. B. tránh gây ô nhiễm môi trường. C. phục hồi diện tích rừng và nơi ở cho các loài sinh vật. D. giảm sự cạnh tranh đối với các loài bản địa. Câu 4. Trong phương pháp phục hồi đa dạng sinh học, tác dụng của “Đưa bổ sung vào hệ sinh thái các loài sinh vật hoặc các thành phần cần thiết” là A. gia tăng sinh học giúp phục hồi hệ sinh thái. B. tránh gây ô nhiễm môi trường. C. phục hồi diện tích rừng và nơi ở cho các loài sinh vật. D. giảm sự cạnh tranh đối với các loài bản địa. Câu 5. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau đây: Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực …(1)…áp dụng các nguyên lí …(2)…và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ …(3)…sinh học. (1), (2), (3) lần lượt là A. ứng dụng; sinh hóa; đa dạng. B. khoa học; sinh hóa; tài nguyên. C. ứng dụng; sinh thái; tài nguyên. D. khoa học; sinh thái; đa dạng. * Hướng dẫn giải Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì, bảo vệ đa dạng sinh học. Câu 6. Sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên gọi là A. gia tăng sinh học. B. tài nguyên sinh học. C. đa dạng sinh học. D. bảo tồn hệ sinh thái. * Hướng dẫn giải Theo Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 (số 20/2008/ QH12) và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009: đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên (khoản 5 Điều 3). 1.2. Thông hiểu Câu 1. Ý nào sau đây không thuộc phương pháp phục hồi và cải tạo môi trường? A. Loại bỏ khỏi hệ sinh thái các yếu tố gây hại (như kim loại nặng, chất thải…). B. Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập. C. Trồng rừng, cải tạo đất hoang. D. Khắc phục các hậu quả của thiên tai, cháy rừng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu. * Hướng dẫn giải Vì “loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập” thuộc nhóm phương pháp phục hồi đa dạng sinh học. Câu 2. Ý nào sau đây không thuộc nhóm phương pháp phục hồi hệ sinh thái? A. Phục hồi đa dạng sinh học
B. Phục hồi và cải tạo môi trường. C. Tích cực xây dựng cầu đường, đô thị hiện đại. D. Thông qua pháp chế, tuyên truyền và giáo dục. Câu 3. Tại sao con người cần phải phục hồi hệ sinh thái? A. Vì thế giới đang đối mặt với chiến tranh, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. B. Vì thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu, chiến tranh, ô nhiễm môi trường. C. Vì thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, suy thoái môi trường. D. Vì thế giới đang đối mặt với biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, dịch bệnh. Câu 4. Cho các bước thực hiện điều tra thực trạng bảo tồn hệ sinh thái sau đây: 1. Xác định địa điểm điều tra (đồng cỏ, rừng ngập mặn...). 2. Tiến hành điều tra thực trạng bảo tồn thông qua quan sát, phỏng vấn người dân để thu thập thông tin. 3. Báo cáo kết quả điều tra 4. Cho biết tác dụng và hạn chế của các biện pháp bảo tồn đang được áp dụng. Đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó. 5. Chụp ảnh và ghi nhận kết quả điều tra vào bảng kết quả. Thứ tự đúng các bước thực hiện điều tra thực trạng bảo tồn hệ sinh thái là A. 1→2→5→4→3. B. 1→2→3→4→5. C. 1→3→2→5→4. D. 2→1→4→5→3. * Hướng dẫn giải Các bước thực hiện điều tra thực trạng bảo tồn hệ sinh thái: Bước 1. Xác định địa điểm điều tra (đồng cỏ, rừng ngập mặn...). Bước 2. Tiến hành điều tra thực trạng bảo tồn thông qua quan sát, phỏng vấn người dân để thu thập thông tin. Bước 3. Chụp ảnh và ghi nhận kết quả điều tra vào bảng kết quả. Bước 4. Cho biết tác dụng và hạn chế của các biện pháp bảo tồn đang được áp dụng. Đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó. Bước 5. Báo cáo kết quả điều tra. Câu 5. Cho các phương pháp phục hồi hệ sinh thái và tác dụng của chúng tương ứng trong bảng bên. Trong các tổ hợp ghép sau đây, tổ hợp nào ghép đúng? Phương pháp phục hồi hệ sinh thái Tác dụng 1. Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập. a. Gia tăng sinh học giúp phục hồi hệ sinh thái. 2. Đưa bổ sung vào hệ sinh thái các loài sinh vật hoặc các thành phần cần thiết (nước, chất dinh dưỡng…). b. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. 3. Trồng rừng, cải tạo đất hoang. c. Giảm sự cạnh tranh đối với các loài bản địa. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền, phục hồi các hệ sinh thái. d. Phục hồi diện tích rừng và nơi ở cho các loài sinh vật, đảm bảo những lợi ích của rừng đối với con người. A. 1 – d, 2 – b, 3 – c và 4 – a. B. 1 – c, 2 – a, 3 – d và 4 – b. C. 1 – b, 2 – d, 3 – a và 4 – c. D. 1 – a, 2 – c, 3 – b và 4 – d. * Hướng dẫn giải Phương pháp phục hồi hệ sinh thái Tác dụng Loại trừ các loài ngoại lai xâm nhập. Giảm sự cạnh tranh đối với các loài bản địa. Đưa bổ sung vào hệ sinh thái các loài sinh vật hoặc các thành phần cần thiết (nước, chất dinh dưỡng…). Gia tăng sinh học giúp phục hồi hệ sinh thái.
Trồng rừng, cải tạo đất hoang. Phục hồi diện tích rừng và nơi ở cho các loài sinh vật, đảm bảo những lợi ích của rừng đối với con người. Tăng cường công tác tuyên truyền, phục hồi các hệ sinh thái. Nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. 1.3. Vận dụng Câu 1. Cho các Công ước quốc tế và Nghị định thư sau đây: 1. Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR). 2. Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). 3. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. 4. Công ước về đa dạng sinh học (CBD). 5. Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Công ước, Nghị định thư nào nói về bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học? A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5. C. 1, 3, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4. * Hướng dẫn giải Công ước, nghị định thư nói về bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học là: - Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR). - Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). - Công ước về đa dạng sinh học (CBD). - Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học. Câu 2. Cho các hoạt động sau đây: 1. Lưới kéo tầng đáy. 2. Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại. 3. Bảo vệ rừng, phòng và chống cháy rừng. 4. Tuân theo các công ước và văn bản về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên thế giới và trong nước. 5. Chuyển đổi 350 ha đất nông nghiệp và 1500 ha hồ để làm sân golf. 6. Quản lý loài thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Hoạt động nào thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái? A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 6. C. 2, 3, 4, 6. D. 2, 3, 4, 5. * Hướng dẫn giải - Lưới kéo tầng đáy: Trong quá trình đánh bắt, giềng chì của lưới kéo chuyển động chà xát với đáy biển làm phá vỡ các cấu trúc đáy biển như thảm cỏ biển, rạn san hô…làm hư hỏng môi trường sống của các sinh vật tầng đáy và gần đáy. - Xây dựng sân golf: gây suy giảm tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. - Sinh vật ngoại lai: có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với loài bản địa. Hoạt động thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái là: 2. Ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại. 3. Bảo vệ rừng, phòng và chống cháy rừng.
4. Tuân theo các công ước và văn bản về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên thế giới và trong nước. 6. Quản lý loài thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Câu 3. Cho các hình sau đây: Hình 1. Hình 2. Hình 3. Hình 4. Hình 5. Hình 6. Hình nào thể hiện hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái? A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 6. C. 2, 3, 4, 6. D. 2, 3, 4, 5. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 1: Khi nói về bảo tồn đa dạng sinh vật, mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai? (a) Để bảo tồn đa dạng sinh học, cần bổ sung thêm các thành phần cần thiết cho hệ sinh thái như các loài vật, nguồn chất dinh dưỡng. (b) Đối với một số loại động, thực vật quý hiếm mà môi trường sống tự nhiên trở nên bất lợi hoặc do số lượng quá ít có nguy cơ tuyệt chủng cao thì chúng ta nên bảo tồn chúng bằng phương pháp bảo tồn chuyển vị. (c) Bảo tồn nguyên vị là hình thức bảo tồn tại chỗ tại nơi cư trú tự nhiên của nó. (d) Các loài sinh vật thường được đem đến bảo tồn trong môi trường mới hoàn toàn so với môi trường vốn có để giúp tăng khả năng thích nghi. Hướng dẫn giải: (a) Sai vì đây thuộc phương pháp phục hồi sinh học (Nhận biết) (b) Đúng (Vận dụng) (c) Đúng (Nhận biết) (d) Sai môi trường mới hoàn toàn có thể làm cho sinh vật cần bảo toàn có thể bị chết (Hiểu) Câu 2: Khi nói về sinh thái học phục hồi và bảo tồn, mỗi phát biểu sau đây là Đúng hay Sai? (a) Sinh thái học phục hồi là lĩnh vực ứng dụng các nguyên lí sinh thái học nhằm đưa các hệ sinh thái đã bị suy thoái trở về trạng thái gần nhất với trạng thái tự nhiện của nó. (b) Sinh thái học bảo tồn là lĩnh vực khoa học áp dụng các nguyên lí sinh thái và các lĩnh vực khoa học liên quan để duy trì và bảo vệ đa dạng sinh học. (c) Sinh thái học phục hồi và bảo tồn có nhiệm vụ phục hồi trạng thái và bảo tồn đa dạng của các hệ sinh thái nhân tạo. (d) Mỗi học sinh cần tham gia tuyên truyền về bảo tồn và phục hồi sinh thái, giữ gìn vệ sinh môi trường để góp phần phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái. Hướng dẫn giải: (a). đúng (Biết) (b). đúng (Biết) (c): sai, phải sửa thành: phục hồi trạng thái và bảo tồn đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. (Hiểu) (d). đúng (Vận dụng) Câu 3: Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về phương pháp phục hồi hệ sinh thái? (a). Trồng cây họ đậu giúp làm giàu nitrogen cho đất do có vi khuẩn cố định đạm cộng sinh ở rễ.