Nội dung text Giao an Hoa 10 soạn 4 bước.pdf
1 Ngày soạn: 16/8/ Tiết: 1, 2 CHỦ ĐỀ ÔN TẬP ĐẦU NĂM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: *HS biết hóa trị, lập công thức hóa học, viết phƣơng trình hóa học * Biết khái niệm các hợp chất vô cơ. 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài: *Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất. Gọi tên các loại hợp chất vô cơ. *Viết và cân bằng phƣơng trình hoá học. 3. Thái độ, năng lực: * Thái độ tích cực, chăm chỉ nghiêm túc. * Năng lực hợp tác, tính toán, năng lực công nghệ thông tin. * Năng lực riêng: khả năng quan sát, tổng hợp. II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ *GV: máy chiếu, *HS: giấy A1, bút màu, nam châm. III. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, . . . 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: Tiết 1: a. Khởi động: GV cho HS xem vidEO What’s ion? - https://www. youtube. com/watch?v=WWc3k2723IM - Hãy cho biết ion dƣơng đƣợc hình thành nhƣ thế nào? Nhƣ vậy đặt giả thuyết mọi hợp chất đều tạo ra từ ion dƣơng và âm có hợp lí không? Từ giả thuyết ta suy ra điều gì? b. Triển khai bài Hoạt động 1: Hoá trị Mục tiêu: HS nhớ hóa trị của các ion kim loại, ion âm thƣờng gặp Phƣơng pháp, phƣơng tiện, HT: Hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ tƣ duy, ghi nhớ Bƣớc 1: chuyển giao nhiệm vụ Chia lớp thành các cặp 2 em, dựa video đã xem các em hãy dùng bẳng tuần hoàn, SGK lớp 9, các loại sách mà em có hãy ghi các ion và tên của chúng theo hình thức và quy luật mà em mong muốn? Mỗi cặp ion tính điểm, 3 cặp có số ion hợp lệ cao nhất sẽ giành phần thƣởng. Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thời gian 4 phút HS ghép thành các cặp ghi tên và CTHH của các ion dƣơng và ion âm. Ghi vào vở Bƣớc 3 Báo cáo kết quả và thảo luận: GV cho các nhóm tính kết quả chéo nhau bao cáo, chọn 3 nhóm có kết quả cao nhất, GV kiểm tra kết luận trao phần thƣởng. Bƣớc 4: Đánh giá và nhận xét cho các nhóm tự nhận xét tinh thần học tập trong hoạt động đầu tiên. GV hƣớng dẫn HS cùng xây dựng sơ đồ chuẩn về hóa tri và tên gọi các ion Cho HS hoàn thành phiếu học tập số 1 Nhóm ion Ion/ tên gọi Ion dƣơng hóa trị 1 Ion dƣơng hóa trị 2 Ion dƣơng hóa trị 3 Ion âm hóa trị 1 Ion âm hóa trị 2 Ion âm hóa trị 3 Hãy đề xuất phƣơng án để nhớ hóa trị các ion dễ dàng Hoạt động 2: Lập công thức hợp chất vô cơ
2 Mục tiêu: HS vận dụng hóa trị ion kim loại, ion âm thƣờng gặp lập công thức hóa học các hợp chất vô cơ Phƣơng pháp, phƣơng tiện, HT: Hoạt động nhóm, sử dụng bảng phụ hoặc giấy A1 Bƣớc 1: chuyển giao nhiệm vụ 3 phút Chia lớp thành 6 nhóm thi lập công thức hóa học các hợp chất vô cơ. Phiếu học tập số 2 Biết rằng oxit là hợp chất của ion O2- , hidroxit là hợp chất của ion OH- , axit là hợp chất của ion H+ , muối là hợp chất của ion dƣơng với gốc axit. Các hợp chất trung hòa về điện: số điện tích dƣơng = số điện tích âm Hãy lập công thức của các chất vô cơ Tiêu chí: có đủ loại hợp chất 5 điểm Số lƣợng; mỗi hợp chất viết đúng 1 điểm Nhóm nào có số điểm lớn nhất là nhóm chiến thắng Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Thời gian 10 phút HS ghép thành các cặp ghi tên và công thức hóa học của các ion dƣơng và ion âm. Ghi vào vở Bƣớc 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Các nhóm trƣng bày sản phẩm trên bảng GV chia cho các nhóm chấm chéo nhau, HS trong lớp quan sát. Đối chiếu với tiêu chí để thẩm định, đặt câu hỏi phản biện nếu có. HS thống nhất xếp loại cho các nhóm. Bƣớc 4:Đánh giá và nhận xét HS nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm, GV nhận xét, rút kinh nghiệm và cho điểm. HS ghi ví dụ mỗi loại hợp chất 3 hợp chất vào vở, GV mời HS lên gọi tên một số loại hợp chất. Các nhóm tiếp tục thảo luận rút ra cách lập công thức và cách gọi tên các hợp chất vô cơ. DẶN DÕ VỀ NHÀ: TÌM HIỂU CÁCH VẼ SƠ ĐỒ TƢ DUY? CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG NHÓM? VẬN DỤNG VẼ SƠ ĐỒ TƢ DUY VỀ HOẠT ĐỘNG NHÓM? Tiết 2: VẼ SƠ ĐÔ TƢ DUY, HƢỚNG DẪN HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM HIỆU QUẢ 1. Khởi động: chấm điểm sơ đồ tƣ duy các em HS đã viết ở nhà. GV hƣớng dẫn HS nhận xét bình chọn cho bạn có sơ đồ tƣ duy về hoạt động nhóm. Chọn sơ đồ đẹp, hấp dẫn ngƣời xem nhất. HS chọn, GV cố vấn, biểu dƣơng HS tích cực và có kết quả tốt. 2. Triển khai bài: Hoạt động 3: Cách vẽ sơ đồ tƣ duy, cách thức tổ chức hoạt động của các thành viên trong nhóm - Mục tiêu: HS biết cách vẽ sơ đồ tƣ duy, hiểu ích lợi học theo sơ đồ tƣ duy, - Phƣơng pháp, phƣơng tiện HT: Hoạt động nhóm, khăn trải bàn, phát vấn. Bƣớc 1: chuyển giao nhiệm vụ (5 phút). Chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 06 HS, mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A1 theo dạng khăn trải bàn. Trong 3 phút cá nhân viết những hiểu biết của mình về sơ đồ tƣ duy, về hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ trong nhóm, vai trò của từng thành viên trong nhóm. Sau 3 phút các nhóm sử dụng tiếp 3 phút để tổng hợp kết quả: GV phân tích kĩ cho HS cách tổng hợp kết quả. Các nhóm có thời gian 1 phút để di chuyển về vị trí. GV vẽ sơ đồ các nhóm lên bảng cho HS dễ định hƣớng. Bƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (6 phút). HS di chuyển về các vị trí quy định, hoạt động cá nhân, GV phát lệnh chuyển sang hoạt động tổng kết. Sau khi các nhóm dán kết quả lên bảng tƣờng, GV cho các nhóm di chuyển quanh lớp, xem bài của nhóm bạn, ghi vào vở các nội dung đặc sắc hoặc làm em thích thú. Bƣớc 3: Báo cáo kết quả và thảo luận (10 phút). GV điều khiển cho HS nhận xét bài làm của các nhóm, tiến hành tổng hợp vẽ một sơ đồ tƣ duy chung trên bảng về hoạt động nhóm, cử nhóm thƣ ký vẽ trên bảng, HS dƣới lớp trình bày vào vở. Bƣớc 4:Đánh giá và nhận xét (10 phút).
3 Hãy phát biểu suy nghĩ của em về hoạt động nhóm và sơ đồ tƣ duy, em có cách nào để hoạt động học tập dựa vào hoạt động nhóm và sơ đồ tƣ duy hiệu quả hơn không? Theo em có nên sử dụng sơ đồ tƣ duy và hoạt động nhóm trong học tập không? Vì sao? GV cho HS bày tỏ ý kiến, sau đó GV nhận xét, hƣớng dẫn, thuyết phục HS. Vận dụng 10 phút: hãy đóng góp ý kiến cho biết tính chất hóa học của axit? GV cử thƣ ký viết trên bảng. Các em HS trong lớp hãy vẽ sơ đồ tƣ duy tóm tắt các tính chất hóa học của axit. Hoạt động 4: Dặn dò - Vẽ sơ đồ tƣ duy thể hiện tính chất hóa học của bazo, oxit, muối, kim loại. IV. RÖT KINH NGHIỆM Krông Năng, ngày ... tháng ... năm Ký duyệt