PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 118 - Thi Thử THPT 2025.docx



2. MẪU TRÌNH BÀY ĐỀ ĐỀ THI THỬ THPT NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài 50 phút PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn 1 phương án. Câu 1: (biết) Chất béo là thành phần quan trọng của cơ thể, chiếm tới 60% tế bào não và tất cả màng tế bào. Dưới đây là công thức cấu tạo của các acid béo chưa no ALA, EPA, DHA. Hãy cho biết 3 acid béo trên thuộc nhóm acid béo nào? A. Oleic acid. B. Omega – 3. C. Omega – 6. D. Linoleic acid. Câu 2: (biết)- Xét công thức cấu tạo mạch hở của hai carbohydrate sau: (1) CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O; (2) CH 2 OH-CHOH-CHOH-CHOH-CO-CH 2 OH. Hai carbohydrate trên không chứa loại nhóm chức nào? A. Alcohol B. Carboxylic acid. C. Aldehyde. D. Ketone. Câu 3: (biết) Hợp chất CH 3 -NH-CH 3 có tên thay thế là A. dimethylamine. B. ethan-2-amine. C. ethylamine. D. N-methylmethanamine. Câu 4: (biết) Trên hộp xốp cách nhiệt, hộp đựng thức ăn mang về, cốc, chén đĩa dùng một lần,... thường được in kí hiệu như hình bên. Polymer dùng làm các đồ dùng đó được tổng hợp từ monomer nào sau đây? A. CH 2 =CH 2 . B. CH 2 =CHCH 3 . C. CH 2 =CHC 6 H 5 . D. CH 2 =CHCl. Câu 5: (biết) Cho pin điện hoá Zn-Cu. Xác định các chất, ion đóng vai trò là chất khử, chất oxi hoá trong pin: A. Zn là chất khử, Cu 2+ là chất oxi hoá. B. Zn là chất oxi hoá, Cu 2+ là chất khử. C. Zn 2+ là chất khử, Cu là chất oxi hoá. D. Cu 2+ là chất oxi hoá, Zn 2+ là chất khử. Câu 6: (biết) Kim loại tungsten (W) được sử dụng làm dây tóc bóng điện. Ứng dụng này được dựa trên cơ sở tính chất vật lí nào sau đây của tungsten? A. Tính dẫn nhiệt. B. Tỉ trọng nhỏ. C. Tính dẻo. D. Nhiệt độ nóng chảy cao. Câu 7: (biết) Thạch nhũ trong các hang động có thành phần chính là CaCO 3 . Thạch nhũ được tạo ra chủ yếu từ phản ứng hóa học nào sau đây? A. Ca(HCO 3 ) 2 → CaCO 3 + CO 2 + H 2 O. B. CaO + CO 2 → CaCO 3 . C. Ca(HCO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 → 2CaCO 3 + 2H 2 O. D. CaCl 2 + Na 2 CO 3 →CaCO 3 + 2NaCl. Câu 8: (biết) Nguyên tử trung tâm và phối tử của phức chất [Cu(NH 3 ) 4 ]SO 4 lần lượt là A. [Cu(NH 3 ) 4 ]SO 4 và SO 4 2- . B. NH 3 và SO 4 2- . C. SO 4 2- và [Cu(NH 3 ) 4 ] 2+ . D. Cu 2+ và NH 3 .
Câu 9: (hiểu) Cho cân bằng hóa học: 2SO 2 (k) + O 2 (k) 0 t, xt   2SO 3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là: A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O 2 . C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO 3 . Câu 10: (hiểu) Hợp chất nào sau đây vừa có phản ứng dung dịch bromine, vừa có phản ứng với Ag(NH 3 ) 2 (OH)? A. Ethylene. B. Acethylene. C. Toluene. D. Propylene. Câu 11: (hiểu) Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y có mùi thơm của hoa nhài (benzyl acetate) từ dung dịch X: Dung dịch X không chứa hoá chất có công thức hoá học nào sau đây? A. CH 3 COOH. B. H 2 SO 4 đặc. C. CH 3 OH. D. C 6 H 5 CH 2 OH Câu 12: (hiểu) Cho peptide E có công thức cấu tạo như sau: NH2CH2CONHCHCONHCH CH3 COOH CH3 Nhận định nào sau đây sai khi nói về E? A. Tạo bởi hai loại α – amino acid. B. Hòa tan Cu(OH) 2 /OH - tạo dung dịch màu tím. C. Có phân tử khối là 217. D. E có 3 liên kết peptide. Câu 13: (hiểu) Điện trở suất đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của kim loại. Điện trở suất càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở suất của các kim loại ở cùng nhiệt độ như sau: Kim loại X Y Z T Điện trở suất (.m) 2,75.10 -8 1,69.10 -8 9,68.10 -8 1,62.10 -8 X là kim loại nào trong các kim loại dưới đây? A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Al. Câu 14: (hiểu) Cho các phát biểu sau: (a) Phức chất có thể mang điện tích hoặc không mang điện tích. (b) Các phức chất mà nguyên tử trung tâm tạo được 4 liên kết sigma (  ) với các phối tử luôn có dạng hình học tứ diện. (c) Giống như phân tử ammonia (NH 3 ), phân tử methylamine (CH 3 NH 2 ) cũng có thể đóng vai trò phối tử do có cặp electron hoá trị riêng. (d) Các anion HO , Cl , I đều có thể trở thành phối từ trong phức chất vì đều có cặp electron hoá trị riêng. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: (vận dụng) Dung dịch glucose 5%, có khối lượng riêng là 1,02 g/mL, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO 2 (g) và H 2 O (l) tỏa ra nhiệt lượng là 2803,0 kJ. Một người bệnh được truyền một chai

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.