Nội dung text CHỦ ĐỀ 12. THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG LAI HỮU TÍNH.pdf
1 BÀI TẬP THEO BÀI MỘT SỐ THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG BẰNG LAI HỮU TÍNH Thành tựu chọn tạo gống cây lương thực, thực phẩm - Nhiều giống lúa năng suất cao đã được tạo ra nhờ sử dụng phương pháp lại hữu tính + Giống lúa LYP9 được tạo ra từ tổ hợp lại PA64S và 93-11 có năng suất cao hơn giống bố mẹ từ 20 – 30% có đặc điểm kháng bệnh bạc lá, kháng bệnh đạo ôn, chất lượng hạt cao + Giống lúa nhiều năm PR23 được hình thành từ lai xa giữa lúa trồng (O. sativa) và lúa dại (O. longistaminata), có điểm đặc biệt là chỉ cần trồng một lần và thu hoạch trong nhiều năm. - Nhiều giống cây lương thực, thực phẩm khác như ngô, đậu tương,... cũng được tạo ra bằng lại hữu tính + Giống ngô lai VN116 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa hai dòng H60 và H665 có khả năng phát triển và chịu hạn tốt, ít bị nhiễm sâu đục thân, có năng suất đạt 92,5 tạ/ha, cao hơn trên 300% so với dòng bố và dòng mẹ. + Giống đậu tương ĐT34 là giống lai hữu tính có năng suất đạt 25 – 32 tạ ha, cao hơn so với các giống bố và mẹ. Thành tựu chọn, tạo giống cây công nghiệp - Tạo giống ca cao CCN 51 giống này hình thành từ tổ hợp lai giữa F1 (IMC-67 X ICS-95) với giống Canelo, có đặc điểm nặng suất cao và thích nghi với nhiều vùng khí hậu nên được trồng rộng rãi ở Nam Mĩ. - Các giống chè LDP1 và LDP2 do Viện Khoa học kĩ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc lai tạo từ bố mẹ là giống PHI và Đại bạch trà có năng suất cao 10 15 tấn búp tươi/ha, chế biến được chè đen và chè xanh. - Giống chè CNS 831 là kết quả của phép lai giữa các giống Trung du xanh và Kim Tuyên có sử dụng công nghệ cứu phôi, chất lượng chè xanh cao hơn giống bố mẹ MỘT SỐ THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG VẬT NUÔI BẰNG LAI HỮU TÍNH Thành tựu chọn, tạo giống gia súc - Duy trì được các giống vật nuôi thuần chủng nhờ lai hữu tính. + Duy trì giống lợn Ỉ thuần chủng - Thu được ưu thế lai được sử dụng phổ biến để tạo con giống thương phẩm. + Lai giữa giống bò BBB và bò lai Sind - Các biện pháp cải tạo hoặc cải tiến giống vật nuôi thông qua lại hữu tính cũng được sử dụng phổ biến. BÀI 12 THÀNH TỰU CHỌN, TẠO GIỐNG BẰNG LAI HỮU TÍNH PHẦ N 5 I TÓM TẮT LÍ THUYẾT II DI TRUY ỨNG DỤNG Chủ đề 3
2 BÀI TẬP THEO BÀI + Phép lai lợn Pietrain (sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao nhưng mẫn cảm stress vận chuyển, chất lượng thịt kém nếu ở thể đồng hợp gene r) × lợn Large White (Đại bạch). Con lai được cho giao phối trở lại với lợn Pietrain, sau 16 lần lại trở lại tạo ra giống lợn ReHal (sinh trưởng nhanh, tỉ lệ nạc cao, không mẫn cảm với stress vận chuyển, chất lượng thịt được cải tiến). - Lai xa cũng được thực hiện ở động vật để tạo ra giống mới + Con la (hình thành từ phép lai giữa ngựa cái và lừa đực) có sức làm việc cao. + Con lai hình thành từ phép lai giữa cáo bạc (Vulpes vulpes fulvus) và cáo Bắc cực (Vulpes lagopus) có kích thước cơ thể lớn, được nuôi phục vụ ngành công nghiệp da. Thành tựu chọn tạo giống gia cầm - Gà lai NHLV5 có nhiều đặc tính tốt như tỉ lệ nuôi sống đến tuổi trưởng thành đạt 96%, khối lượng cơ thể trung bình ở 15 tuần tuổi đạt 1 840 g, tỉ lệ protein từ 23 đến 25%. - Giống gà F1 (từ tổ hợp lai Hồ × Lương Phượng × Mia) có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng nhanh, tỉ lệ thịt cao, chất lượng thịt tốt. - Vịt pha ngan là kết quả của phép lai xa giữa vịt và ngan mang đặc tính quý của cả hai loài. Thành tựu chọn tạo giống thủy sản - Là phương pháp được sử dụng phổ biến để chọn, tạo giống thuỷ sản. + Giống cá chép V1 là sản phẩm của tổ hợp lai giữa cá chép Việt Nam, cá chép Hungary và cá chép Indonesia. Con lai F1, có tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn so với cá chép Việt Nam. + Giống cá trê lại được nuôi rộng rãi ở nước ta là kết quả của phép lai xa giữa hai loài Clarias gariepinus và C. batrachus. Giống lai có tỉ lệ sống và khả năng sinh trưởng cao hơn so với loài bố mẹ. PH N 1: T ẮC NGHI M NHIỀU PH NG N LỰA CHỌN Câu 1. Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là A. Sử dụng các tác nhân hoá học. B. Thay đổi môi trường C. Sử dụng các tác nhân vật lí D. Lai giống. Câu 2. Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm mục đích nào sau đây A. Tăng tỉ lệ thể dị hợp B. Giảm tỉ lệ thể đồng hợp C. Tăng biến dị tổ hợp. D. Tạo dòng thuần chủng. Câu 3. Khi tự thụ phấn các cá thể mang n cặp gene dị hợp phân li độc lập, số dòng thuần chủng tính theo công thức tổng quát nào sau đây A. 2 n B. 4 n C. (1⁄2)n D. 2 3n Câu 4. Cho cây có kiểu gene AabbDd tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng A. 2 B. 4 C. 1 D. 8 Câu 5. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn, tạo giống như sau: BÀI TẬP TRẮC NGHI M VẬN DỤNG I
3 BÀI TẬP THEO BÀI 1. Chọn lọc các tổ hợp gene mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gene khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gene mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. (4) → (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (4) → (1). C. (1) → (2) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 6. Ưu thế lai là hiện tượng con lai: A. Có những đặc điểm vượt trội so với bố mẹ. B. Được tạo ra do chọn lọc cá thể. C. Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp D. Xuất hiện những tính trạng lạ không có ở bố mẹ Câu 7. Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng A. Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gene giống nhau. B. Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gene của con lai. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng D. Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần. Câu 8. Việc tạo giống lai có ưu thế lai cao dựa trên nguồn biến dị tổ hơp được thực hiện theo quy trình nào dưới đây (1) Tạo ra các dòng thuần khác nhau. (2) Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau. (3) Chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao. (4) Đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng. Trình tự đúng nhất của các bước là: A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (1) → (2) → (3). C. (2) → (3) →(4). D. (1)→ (2) → (4). Câu 9. Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai nào sau đây A. Khác chi B. Khác loài. C. Khác thứ. D. Khác dòng Câu 10. Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là: A. Bồi dưỡng, chăm sóc giống. B. Tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối C. Kiểm tra kiểu gene về các tính trạng quan tâm D. Chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1. Câu 11. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây: A. AABBCC × aabbcc B. AABBCc × aabbCc C. AaBbCc × AaBbCc D. aaBbCc × aabbCc Câu 12. Trong các phép lai khác dòng dưới đây, ưu thể lai biểu hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào sau đây A. AAbbDDee × aaBBddEE B. AAbbDDEE × aaBBDDee C. AAbbddee × AAbbDDEE D. AABBDDee × Aabbddee Câu 13. Khẳng định nào sau đây về tạo giống ưu thế lai là không đúng A. Các phép lai thuận nghịch các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gene đều cho ưu thế lai F1 như nhau B. Người ta chỉ dùng ưu thế lai F lấy thương phẩm, không sử dụng để làm giống C. Khi lai các cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về kiểu gene thì ưu thế lai biểu hiện rõ rệt nhất ở F1 và giảm dần ở các thể hệ tiếp theo D. Lai giữa các cơ thể thuần chủng có kiểu gene khác nhau thường đem lại ưu thế lai ở con lai. Câu 14. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống là:
4 BÀI TẬP THEO BÀI A. Tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp của các cặp allele của các thế hệ sau B. Tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm, tỉ lệ thể đồng hợp tử tăng trong đó các gene lặn gây hại biểu hiện ra kiểu hình C. Duy trì tỉ lệ KG dị hợp tử ở các thế hệ sau D. Có sự phân tính ở thế hệ sau Câu 15. Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp: A. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp B. Các cá thể ở thế hệ xuất phát có KG đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gene có hại C. Không có đột biến xảy ra D. Môi trường sống luôn luôn ổn định Câu 16. Cho các dòng thuần chủng có kiểu gene như sau: (I): AAbb; (II): aaBB; (III): AABB; (IV): aabb. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có ưu thế lai cao nhất? A. Dòng (II) × dòng (IV). B. Dòng (I) × dòng (III). C. Dòng (II) × dòng (III). D. Dòng (I) × dòng (II). Câu 17. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống có ưu thể lai? A. Tự thụ phấn. B. Nuôi cấy hạt phấn. C. Giâm cành. D. Lai khác dòng Câu 18. Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là: A. Thoái hóa giống B. Ưu thế lai C. Bất thụ D. Siêu trội Câu 19. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng (1) Một trong những giả thuyết để giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai được nhiều người thừa nhận là giả thuyết siêu trội. (2) Để tạo ra những con lai có kiểu gene đồng nhất người ta thường sử dụng phương pháp gây đột biến. (3) Người ta tạo ra những con lai khác dòng có ưu thế lai cao để sử dụng vào mục đích kinh tế. (4) Khi lai giữa các dòng tế bào xoma thuộc cùng 1 loài sẽ tạo ra các thể song nhị bội. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20. Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống (1) Gây đột biến. (2) Lai hữu tính. (3) Tạo DNA tái tổ hợp. (4) Lai tế bào sinh dưỡng. (5) Nuôi cấy mô tế bào thực vật. (6) Cấy truyền phôi. (7) Nhân bản vô tính động vật. A. 3 B. 7 C. 4 D. 5 Câu 21. Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên biến dị tổ hợp chỉ áp dụng có hiệu quả với: A. Bào tử, hạt phấn. B. Vật nuôi, vi sinh vật. C. Cây trồng, vi sinh vật. D. Vật nuôi, cây trồng. Câu 22. Trong tạo giống bằng ưu thế lại, người ta không dùng con lai F1 làm giống vì: A. Tỉ lệ tổ gene đồng hợp lặn tăng B. Các gene tác động qua lại với nhau dễ gây đột biến gene C. Tần số hoán vị gene cao, tạo điều kiện cho các gene quý tổ hợp lại trong 1 nhóm gene D. Đời con sẽ phân li, ưu thế lai giảm dần