PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 3. Thơ Việt Nam trung đại.pdf


- Đất nước (tại thời điểm bài thơ ra đời, nhà Tống không công nhận Đại Việt – quốc hiệu của Việt Nam khi đó – là một nước độc lập). - Vua (chữ Hán có hai từ đế và vương đều được dịch là vua nhưng hàm nghĩa khác nhau: đế là vua làm chủ toàn bộ thiên hạ, vương là vua nước chư hầu, bề tôi của đế → đối sánh Nam đế - vua nước Nam với Bắc đế - vua Trung Quốc). - Thiệt nhiên: Rõ ràng, chính xác → sắc thái khẳng định dứt khoát. - Định phận: Phân chia ranh giới, đại phận quốc gia. - Thiên thư: Sách trời (Trời là thế lực tối cao, có quyền quyết định tất cả mọi việc →là chân lí khách quan, lẽ phải không thể phủ nhận). TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP 1. Tuyên ngôn về chủ quyền đất nước - Là một quốc gia: Nam quốc → không phải quận huyện của Trung Quốc. - Có chủ quyền: Nam đế cư → vua nước Nam cai quản, lãnh đạo. - Có biên giới, lãnh thổ độc lập: định phận tại thiên thư → sự phân chia lãnh thổ là chân lí không thể chối cãi đã được trời khẳng định. 2. Khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền - Sự xâm lược của kẻ thủ là hành động phi nghĩa: cách sử dụng mẫu câu nghi vấn (hà như – cớ sao) và cách gọi tên quân xâm lược (nghịch lỗ - kẻ thù ngỗ ngược). - Kẻ thù chắc chắn sẽ phải chuốc lấy thất bại: cách nói về kẻ thù (nhữ đẳng – các ngươi/ bọn chúng mày), lời khẳng định chắc chắn (thủ bại hư – nhận lấy thất bại). PHÒ GIÁ VỀ KINH Tụng giá hoàn kinh sư, Trần Quang Khải 1. Giới thiệu a) Tác giả - Trần Quang Khải (1241 – 1294) - Là một võ tướng đồng thời là một nhà thơ có tên tuổi thời Trần. b) Nội dung - Tái hiện những chiến công oai hùng của thời đại. - Thể hiện khát vọng về nền thái bình, trường tồn cho dân tộc.  Cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc, tầm nhìn xa rộng về tương lai đất nước. c) Nghệ thuật - Bài thơ ngắn gọn, hàm súc. - Nhịp thơ nhanh, mạnh. - Giọng thơ vừa hào hùng vừa sâu lắng.  Gợi tả không khí chiến trận và khí thế sôi động của thời đại. 2. Tái hiện chiến công thời đại
a) Chiến công thứ nhất - Địa điểm: tại bến Chương Dương. - Thời gian: tháng 6 năm 1285. - Kết quả: cướp giáo giặc (đoạt sáo). b) Chiến công thứ hai - Địa điểm: cửa Hàm Tử. - Thời gian: Tháng 4 năm 1285. - Kết quả: Bắt quân thù (Cầm Hồ - Hồ chỉ giặc Mông – Nguyên). c) Chú ý: - Trật tự sự kiện lịch sử được sắp xếp lại. - Nhịp thơ nhanh, dồn dập, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ. - Cảm hứng tự hào, ngợi ca. 3. Suy tư về tương lai đất nước Ngay giữa thời khắc hào hùng của những chiến thắng vang dội, Trần Quang Khải nghĩ đến: - Nền thái bình đất nước là động lực cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, là đích đến của quân dân nhà Trần sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử. - Trách nhiệm của cá nhân với công cuộc gây dựng nền thái bình cho đất nước. - Tương lai thái bình trường tồn của vương triều, của quốc gia, dân tộc.  Nhịp thơ chậm, lắng đọng, giọng thơ như lời tự nhắc, lời nhắn nhủ thiết tha. Cảm hứng khẳng định tương lai. BÀI CA CÔN SƠN Trích Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi 1. Giới thiệu a) Tác giả - Nguyễn Trãi (1380 – 1442). - Là người có vai trò quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn; kết cục cuộc đời bi thảm. - Sự nghiệp văn học: đồ sộ và phong phú.  Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn đức toàn tài. b) Nội dung - Cảnh trí tươi đẹp, thanh bình của Côn Sơn trong cảm nhận của Nguyễn Trãi. - Tâm trạng thảnh thơi, thư thái, sự hòa hợp trọn vẹn giữa con người và cảnh vật thiên nhiên. c) Nghệ thuật - Các thủ pháp nghệ thuật: so sánh, điệp. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: sinh động, gợi cảm. - Tiết tấu nhịp nhàng, giọng thơ êm ái.
2. Bức tranh Côn Sơn - Suối chảy rì rầm. - Đá rêu phơi. - Ghềnh (núi) thông bạt ngàn. - Rừng trúc râm mát.  Cảnh vừa có cả âm thanh vừa có màu sắc, được quan sát ở cả góc hẹp (với những hình ảnh, chi tiết cụ thể) và góc rộng (toàn cảnh).  Cảnh toát lên vẻ đẹp vừa thanh bình, êm ả vừa khoáng đạt, rộng lớn. 3. Chân dung nhân vật “ta” - Từ “ta” xuất hiện năm lần trong đoạn thơ, khẳng định sự hiện diện trực tiếp của chủ thể trữ tình (nhà thơ) giữa bức tranh thiên nhiên. - Hành động và cảm nhận của nhân vật “ta”: + Nghe tiếng suối → như tiếng đàn cầm. + Ngồi trên đá rêu → như ngồi chiếu êm. + Tìm nơi bóng mát, nằm. + Ngâm thơ → ung dung, tự tại (thơ nhàn).  Con người với tâm thế ung dung, tự tại, thảnh thơi, an nhàn. Con người với tâm hồn tinh tế, cảm nhận lãng mạn, tài hoa. Con người gắn bó, giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên. II. BÀI TẬP CỦNG CỐ Bài 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Những đặc điểm nổi bật về hình thức của thể thơ này là gì? Gợi ý làm bài: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đặc điểm: + Bài thơ gồm bốn câu, mỗi câu 7 chữ. + Có ba vần, gieo ở vị trí cuối câu 1, câu 2, và câu 4 (cư, thư, hư). Các vần đều là vần bằng (thanh huyền hoặc thanh ngang). + Thanh điệu: thanh điệu của tiếng ở vị trí thứ 4 có sự đối lập về bằng - trắc so với thanh điệu ở vị trí thứ 2 và thứ 6 trong mỗi câu thơ (quốc - hà - đế; nhiên - phận - thiên; hà - lỗ - xâm; đẳng - khan - bại). Bài 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh khẳng định chủ quyền đất nước trong bài thơ Nam quốc sơn hà. Gợi ý làm bài: Những từ ngữ, hình ảnh khẳng định chủ quyền đất nước tập trung ở hai câu thơ đầu: - Nam quốc (nước Nam): khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập → ý thức tự chủ - Nam đế (vua Nam); đế là vị vua có quyền thống lĩnh, làm chủ toàn bộ thiên hạ, có quyền phong vương cho vua các nước chư hầu (thời điểm đó, Trung Quốc cho rằng chỉ vua Trung Quốc là hoàng đế duy nhất).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.